Nếu gần đến ngày sinh mà bé vẫn chưa quay đầu theo tư thế bình thường, mẹ bầu có thể phải đối mặt với tình trạng ngôi thai ngược, điều này tạo ra những thách thức trong quá trình sinh thường của mẹ.
Có thể các mẹ chưa biết rằng khoảng 34 tuần thai kỳ, thai nhi thường xoay vị trí để chuẩn bị cho việc lọt vào khu vực xương chậu. Điều này là dấu hiệu cho thấy các bé đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc lọt lòng mẹ. Khi thai nhi quay đầu xuống, bạn sẽ cảm thấy bụng dưới thốn và nặng nề hơn. Càng gần đến ngày sinh nở, đầu thai nhi càng thúc xuống khiến bạn đau nhức.
Vị trí ngôi thai thuận giúp mẹ dễ dàng sinh thường
Lúc này bạn cần đi siêu âm để kiểm tra vị trí ngôi thai thuận chưa, các khả năng sinh thường có cao không. Một số bé chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ với mông hoặc chân. Cũng có bé thích nằm ngang, đặt khuỷu tay hoặc cánh tay chắn ngang “lối ra”. Tất cả những trường hợp trên đều là ngôi thai bị ngược. Ở vị trí ngôi ngược, bé vẫn có thể chào đời bằng phương pháp sinh thường nhưng khi chào đời, thai nhi sẽ rất dễ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm và thậm chí người mẹ sẽ phải sinh mổ.
Trong trường hợp thai ngôi ngược, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách xoay ngôi thai. Trên thực tế, các bác sĩ khoa sản có những cách xoay chuyển ngôi thai rất hiệu quả. Nếu phát hiện thai nhi đang có ngôi thai bất thường, mẹ hãy thông báo với bác sĩ và tham khảo về những cách giúp xoay chuyển ngôi thai.
Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp mẹ tăng khả năng xoay chuyển ngôi thai cho thai nhi:
1. Tăng độ cao chân
Thực hiện tư thế này từ tuần thai 35 trở đi. Nằm với chân giơ lên cao giúp cơ thể mẹ dễ dàng thực hiện xoay chuyển ngôi thai. Làm động tác này 3 lần/ngày khi đói để tránh tình trạng trào ngược dạ dầy.
2. Chống chân
Thực hiện động tác này từ tuần thai 35 để giúp thay đổi vị trí ngôi thai. Đặt chân lên gối hoặc đệm giúp giảm áp lực và tránh đau chân.
3. Bơi lội
Khi mẹ thực hiện hoạt động bơi lội, bé sẽ tự do xoay chuyển trong bụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn vị trí sinh nở. Bơi lội cũng mang lại sự thoải mái cho cơ bắp mẹ và giảm đau đớn trong thời kỳ thai nghén.
4. Tập luyện với bóng
Các bài tập xoay hông, mông với bóng hàng ngày cũng hỗ trợ thai nhi xoay chuyển trong bụng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở.
5. Phương pháp ấm – lạnh
Phương pháp này rất đơn giản: Mẹ sử dụng một chiếc khăn mềm ngâm vào nước lạnh, sau đó thoa nhẹ lên bề mặt da bụng. Tiếp theo, đặt khăn vào nước ấm vừa và nhẹ nhàng lau lên bụng.
6. Âm nhạc cho bé
Hãy tạo cơ hội cho bé nghe tiếng mẹ nói và âm nhạc từ vị trí dưới bụng. Việc này sẽ khuyến khích bé vận động và có thể khiến bé quay đầu về phía âm thanh. Đừng quên khuyến khích bố tham gia nói chuyện với bé để tạo điều kiện cho việc xoay chuyển ngôi thai trở nên dễ dàng hơn.