Cậu bé Giôn tham gia thi đấu môn thể thao nào? Giôn phải đối mặt với nguy hiểm gì khi sẵn sàng thi đấu? Giôn ngã bao nhiêu lần trong cuộc đua? Làm thế nào để Giôn có thể đến đích đúng lúc? Câu “Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích và gọi to” thuộc loại câu nào? Trạng ngữ trong câu “Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã.” là gì? Câu chuyện muốn truyền đạt điều gì? Hãy ghi các tính từ vào cột thích hợp. Xác định trạng ngữ trong các câu sau và giải
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm
Đọc:
Hai chiếc huy chương
Tại đại hội Ô-lim –píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao* nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.
Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu vẫn nói rất quyết tâm:
- Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng.
Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.
Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích và gọi to:
- Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không?
Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
- Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.
Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời – không bao giờ bỏ cuộc .
(Thanh Tâm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào?
A. Chạy việt dã
B. Đua ngựa
C. Chạy 400 mét
D. Chạy 1000 mét
Câu 2: Giôn đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu?
A. Cậu bị mất kính
B. Cậu bị mắt kém
C. Cậu bị đến muộn
D. Cậu quên mang giày chạy
Câu 3: Cậu bé ngã mấy lần trong khi chạy đua?
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
Câu 4: Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích?
A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy đua để chạy cho đúng
B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên
C. Nghe theo tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả
D. Cậu nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích
Câu 5: Câu “Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích và gọi to” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6: Trạng ngữ trong câu “Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã.” là gì?
A. Không có trạng ngữ
B. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng
C. Bắt kịp vận động viên cuối cùng
D. Lại bị trượt chân và ngã
Câu 7: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Cần cẩn thận, chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi thi đấu
B. Cần quyết tâm thi đấu đến cùng
C. Cần lắng nghe sự chỉ dẫn của mẹ, chỉ có như vậy mới đạt được thành công
D. Cần có bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra
Phần II. Tự luận
Câu 1: Nghe – viết:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái
Câu 2: Viết các tính từ sau vào cột phù hợp:
đỏ tươi, thấp bé, can đảm, dũng mãnh, đen láy, trắng muốt, khổng lồ, ngoan cường, lênh khênh, xám xịt
Tính từ chỉ màu sắc |
Tính từ chỉ hình dáng |
Tính từ chỉ phẩm chất |
|
|
|
Câu 3: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì?
a. Mùa xuân đến, vạn vật như bừng tỉnh.
b. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp, Nam đã đạt được sự tiến bộ rõ rệt.
c. Trên sân trường, cây phượng nở hoa đỏ rực một khoảng trời.
Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một loài cây che bóng mát mà em biết.
-------- Hết --------
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Bài kiểm tra trắc nghiệm
Câu 1: Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào?
A. Chạy việt dã
B. Đua ngựa C. Chạy 400 mét D. Chạy 1000 mét |
Phương pháp áp dụng:
Em đọc kĩ những câu văn sau để chọn đáp án đúng nhất.
“Tại đại hội Ô-lim–píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao* nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.”
Cách giải:
Cậu bé Giôn tham gia thi đấu môn chạy 400 mét.
Chọn C.
Câu 2: Giôn đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu? A. Cậu bị mất kính B. Cậu bị mắt kém C. Cậu bị đến muộn D. Cậu quên mang giày chạy |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn sau để chọn đáp án đúng:
“Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu vẫn nói rất quyết tâm”
Cách giải:
Khi chuẩn bị thi đấu, cậu bé bị mất kính.
Chọn A.
Câu 3: Cậu bé ngã mấy lần trong khi chạy đua? A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu chuyện và xác định số lần Giôn bị ngã.
Cách giải:
Trong khi chạy đua, Giôn bị ngã ba lần.
Chọn C.
Câu 4: Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy đua để chạy cho đúng B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên C. Nghe theo tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả D. Cậu nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích |
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn sau để chọn đáp án đúng nhất.
“Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
- Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.”
Cách giải:
Để có thể về đúng đích, Giôn đã nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích.
Chọn D.
Câu 5: Câu “Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích và gọi to” thuộc kiểu câu nào? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
Lời giải chi tiết:
Câu văn trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?
Chọn A.
Câu 6: Trạng ngữ trong câu “Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã.” là gì? A. Không có trạng ngữ B. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng C. Bắt kịp vận động viên cuối cùng D. Lại bị trượt chân và ngã |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn và phân tích cấu tạo câu để xác định trạng của câu.
Cách giải:
Trạng ngữ trong câu trên là Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng
Chọn B.
Câu 7: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần cẩn thận, chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi thi đấu B. Cần quyết tâm thi đấu đến cùng C. Cần lắng nghe sự chỉ dẫn của mẹ, chỉ có như vậy mới đạt được thành công D. Cần có bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra |
Phương pháp:
Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng nhất.
Cách giải:
Câu chuyện muốn khuyên mọi người cần có bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra.
Chọn D.
Phần II. Tự luận
Câu 1: Nghe – viết: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái |
Phương pháp:
Em viết đoạn văn vào vở, giấy kiểm tra
Cách giải:
Em chủ động hoàn thành bài chính tả.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả
- Trình bày sạch đẹp
Câu 2: Viết các tính từ sau vào cột phù hợp: đỏ tươi, thấp bé, can đảm, dũng mãnh, đen láy, trắng muốt, khổng lồ, ngoan cường, lênh khênh, xám xịt
|
Phương pháp:
Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp vào cột phù hợp.
Cách giải:
Tính từ chỉ màu sắc |
Tính từ chỉ hình dáng |
Tính từ chỉ phẩm chất |
Đỏ tươi, đen láy, trắng muốt, xám xịt |
Thấp bé, khổng lồ, lênh khênh |
Can đảm, dũng mãnh, ngoan cường |
Câu 3: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì? a. Mùa xuân đến, vạn vật như bừng tỉnh. b. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp, Nam đã đạt được sự tiến bộ rõ rệt. c. Trên sân trường, cây phượng nở hoa đỏ rực một khoảng trời. |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu văn và xác định trạng ngữ sau đó chỉ ra trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì?
Cách giải:
a. Mùa xuân đến, vạn vật như bừng tỉnh.
- Trạng ngữ: Mùa xuân đến
- Trạng ngữ chỉ thời gian
b. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp, Nam đã đạt được sự tiến bộ rõ rệt.
- Trạng ngữ: Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
c. Trên sân trường, cây phượng nở hoa đỏ rực một khoảng trời.
- Trạng ngữ: Trên sân trường
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một loài cây che bóng mát mà em biết. |
Phương pháp:
Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.
Mở bài: Giới thiệu cây mà em định tả
- Cây đó được trồng ở đâu?
- Trồng từ bao giờ?
Thân bài:
- Tả bao quát
+ Cây cao khoảng bao nhiêu?
+ Cây có hình dáng thế nào?
- Tả chi tiết
+ Thân cây thế nào?
+ Cây có nhiều cành không? Các cành ra sao?
+ Lá như thế nào?
+ Hoa thế nào?
+ Quả có đặc điểm gì?
+ Cây đó gắn bó với em thế nào?
Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây đó
Cách giải:
Bài tham khảo 1: Tả cây lộc vừng
Mùa hè năm ngoái em đã cùng bố mẹ đến thăm Hồ Gươm. Trong chuyến du lịch ấy, bên cạnh tháp Rùa cổ kính, cầu Thê Húc đỏ rực tựa ánh mặt trời, điều em em ấn tượng nhất chính là cây lộc vừng cổ thụ cạnh hồ.
Cây lộc vừng có lẽ đã được trồng ở đây rất lâu rồi bởi trên lớp vỏ xù xì em thấy được cả những đám rêu xanh xám lốm đốm. Thân cây to lớn mà một vòng tay của em ôm không xuể, để chống đỡ cho cây luôn vững vàng trước mọi điều kiện thời tiết là bộ rễ chắc khỏe bám sâu vào lòng đất. Những chiếc rễ ngoằn nghèo trên đất tựa như những chú rắn khổng lồ.
Cây lộc vừng ở Hồ Gươm to lớn với những tán cây to, chắc khỏe, trên đó là những chiếc lá nhỏ mọc san sát vào nhau. Lá cây lộc vừng cũng thật đặc biệt, bên cạnh những chiếc lá màu xanh còn có những chiếc lá màu vàng cam, đặc biệt là vào mùa thu, lá dần ngả sang màu vàng cam, nhìn từ xa cây lộc vừng như một chiếc ô khổng lồ rực rỡ sắc màu. Hoa lộc vừng có màu đỏ rực rủ xuống mặt hồ, những bông hoa nhỏ xíu mọc thành chùm dài rủ xuống tựa như bức rèm hoa.
Dưới bóng mát của cây lộc vừng bao hoạt động bổ ích được diễn ra, đó là nơi các ông, các bà tập thể dục, là nơi vẽ tranh chân dung của những họa sĩ nghiệp dư. Nếu có cơ hội đến thăm Hồ Gươm lần nữa, em sẽ dừng chân lâu hơn dưới gốc cây lộc vừng để cảm nhận hết vẻ đẹp của cây.
Bài tham khảo 2: Tả cây bàng
Hình ảnh cây bàng ở sân trường đã để lại rất nhiều ấn tượng trong em ngay từ khi em lần đầu đến trường.
Cây bàng ở góc trái của sân trường. Thầy hiệu trưởng nói nó được trồng ngay từ khi trường em mới thành lập. Vậy là nó đã trở thành nỗi nhớ của nhiều thế hệ anh chị học sinh đã trưởng thành từ mái trường này. Cây bàng này rất to nên nổi bật ở sân trường. Nó cao đến tầng ba của trường, cành lá cứng cáp, xum xuê vươn ra rất nhiều phía. Thân cây bàng rất to, em và bốn đứa bạn vòng tay nhau mới ôm được thân cây. Rễ của cây bàng rất nhiều và dài, mọc trồi lên cả mặt đất, cong cong trông như các chú rắn.
Cây bàng tuy vậy nhưng ăn mặc giản dị lắm. Bao giờ cây cũng chỉ khoác trên mình một tấm áo nâu sần sùi và hay đội chiếc mũ màu xanh. Cây bàng rất đẹp, ngay cả mùa đông cũng vậy. Mỗi khi mùa đông đến, cả cây bàng lại đội chiếc mũ màu đỏ chứ không còn đội chiếc mũ xanh của mùa hè nữa và cây càng lộ rõ vẻ cứng cáp, khỏe mạnh. Hết kì một thì cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết của em và các bạn. Hàng ngày sau những tiết học căng thẳng, mọi người lại ngồi vây xung quanh cây bàng đọc sách, truyện.
Em rất yêu quý cây bàng, đó là người bạn không thể thiếu đối với em. Sẽ không bao giờ em quên được hình ảnh cây bàng.
Bài tham khảo 3: Tả cây phượng
Trước cửa nhà em có một cây phượng không biết ai trồng từ bao giờ, nhưng thân cây hiện nay rất lớn, hai tay em ôm mới xuể.
Cứ hè đến là hoa phượng nở từng chùm đỏ thắm trên cây. Cánh hoa đỏ rực điểm một cánh pha màu trắng, nhị hoa màu đỏ, đầu nhị mang một túi phấn. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hè đến, mùa hè vui tươi của lứa tuổi học trò. Tán lá phượng xòe rộng ra như một cái ô lớn che nắng cho chúng em. Dù trưa hè chói chang đến đâu cũng không giọt nắng nào lọt qua được tán lá dày đặc của nó. Dưới vòm lá, phượng rực màu hoa thắm. Chỉ cần một làn gió thổi hơi mạnh hay một chú chim chuyền cành là có ngay mấy bông hoa rụng. Chúng em đùa nhau hò hét, đuổi theo những cánh hoa lìa cành chênh chếch bay nghiêng. Nhặt được hoa, chúng em bỏ vào cái lẵng xinh xinh ngoắc trên tay rồi chơi trò bán hàng, bày chúng lên những "bát miến” bằng vỏ quýt thái nhỏ đơm trên lá đa. Chúng em còn hái nụ hoa, chơi chọi gà thật tuyệt.
Hết mùa hoa, chim chóc vẫn còn. Phượng chấm dứt những ngày hè tưng bừng rộn rã, lại trở về cái dáng vẻ lặng lẽ, trầm tư. Nhưng trong mình nó đã xuất hiện một dòng nhựa mới, chảy rạo rực khắp thân cây, chuẩn bị cho một mùa hoa năm tới. Chúng em cũng từ giã những ngày vui chơi bổ ích để đón mừng một năm học mới.