1. Mục tiêu của bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học Module 40
Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là nội dung thiết yếu trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực. Chương trình này đã được nhiều trường tiểu học trên toàn quốc áp dụng tích cực nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao nhận thức xã hội, và thúc đẩy ý thức công dân cũng như tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời, chương trình cũng giúp học sinh xây dựng thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, và sự tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể trong lớp và trường.
2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 phiên bản mới nhất
Để hỗ trợ việc triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, quý thầy cô có thể tham khảo mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 dưới đây:
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nam Từ Liêm, ngày .... tháng .... năm ....... BÀI THU HOẠCH Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàng M Chức vụ: Giáo viên Tổ bồi dưỡng thường xuyên: Tổ khối 4 Nội dung bồi dưỡng thường xuyên: Bồi dưỡng thường xuyên về module 40 - Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học ở bậc tiểu học NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO NỘI DUNG 1: CẤU TRÚC THIẾT KẾ, KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Hoạt động cho học sinh tìm hiểu cấu trúc một bài học về tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Cấu trúc của bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện theo các mục lớn sau: 1.1 Mục tiêu khi xây dựng bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Phần này giáo viên sẽ phải định hướng, vạch rõ cho học sinh của mình về những yêu cầu mà khi học sinh kết thúc bài học cần phải đạt được. 1.2 Các loại kỹ năng sống được đề cập đến trong bài học: Phần này sẽ giới thiệu cho học sinh biết về các kỹ năng sống cụ thể. 1.3 Phương pháp mà giáo viên sử dụng và kỹ thuật để có thể giảng dạy bài học về tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cụ thể có những phương pháp như sau: - Tài liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy: Các tài liệu cần thiết trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Những tài liệu này có thể là những tài liệu mà giáo viên và học sinh cần chuẩn bị từ trước để sử dụng cho từng bài học cụ thể. - Với nội dung chương trình dạy học thì giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức đến học sinh theo tiến trình nào, phần nào đề cập trước, phần nào đề cập sau trong nội dung chương trình giảng dạy. - Các tư liệu mà giáo viên có chuẩn bị để hỗ trợ việc giảng dạy của mình, có thể bao gồm: + Các phiếu học tập cá nhân cho từng học sinh; + Nếu trong trường hợp học trong quá trình học tập, giáo viên có giao cho học sinh trong lớp làm việc nhóm thì sẽ còn có các phiếu giao việc cho các nhóm, ghi rõ nội dung công việc, yêu cầu của từng nhóm một; + Những nội dung liên quan đến hoạt động giảng dạy bao ví dụ như những tình huống, những mẫu truyện hoặc cũng có thể là các ca dao, tục ngữ, các bài thơ, nội dung tranh ảnh có liên quan đến kỹ năng mà giáo viên cần truyền tải đến học sinh. 1.4 Phân biệt giữa việc xây dựng một bài học theo hướng tăng cường kỹ năng sống và các bài học truyền thống được truyền đạt đến học sinh để có thể nhìn nhận và đánh giá được những ưu, những điểm khi thực hiện hai phương pháp dạy học này, cụ thể: - Điểm giống nhau giữa hai phương thức: Khi thực hiện giảng dạy ở cả hai phương thức giáo viên đều phải xây dựng dựa trên bố cục bao gồm: Mục tiêu của bài học đặt ra là gì, các loại tài liệu cũng như là các phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy và cuối cùng là tiến trình dạy học và các tư liệu có liên quan đến bài học. - Điểm khác nhau giữa hai phương thức giảng dạy: Khi giáo viên giảng dạy theo phương hướng tăng cường kỹ năng sống cho học sinh thì trong nội dung giảng dạy có thêm hai nội dung: + Các kỹ năng sống được lồng ghép trong chương trình học; + Các phương pháp cũng như là các kỹ năng cần được đưa vào áp dụng để có thể giảng dạy một cách hiệu quả nhất. 2. Hoạt động tìm hiểu và hướng dẫn học sinh viết mục tiêu của bài học Mục tiêu của bài học theo định hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống là sẽ giúp cho các học sinh có những nền tảng về kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ của học sinh với những tình huống phát sinh trong cuộc sống. Khi định hướng cho học sinh tham gia khóa học thì những định hướng dành cho học sinh không được định hướng theo một cách chung chung mà những mục tiêu này phải được diễn dãi, diễn đạt theo một cách cụ thể bằng các động từ sao cho phù hợp với trình độ và đặc điểm của học sinh tiểu học. 3. Hoạt động tìm hiểu nội dung bài học theo các giai đoạn và tiến trình bài học được giáo viên đặt ra Khi xây dựng một bài giảng theo hướng tăng cường giáo dụng kỹ năng sống cho học sinh, thông thường giáo viên sẽ xây dựng, truyền đạt kiến thức đến học sinh theo 4 giai đoạn bao gồm: 3.1 Giai đoạn khám phá nội dung Đây là giai đoạn mà giáo viên đưa ra để kích thích khuyến khích các học sinh tham gia bài giảng sẽ phải tự tìm hiểu về những kiến thức mà giáo viên sắp truyền đạt. Thông qua đó giáo viên sẽ nắm được thông tin về tình trạng kiến thức của học sinh minh đối với bài học như thế nào để đưa ra một phương pháp cụ thể cũng như là cách truyền tải kiến thức sao cho phù hợp nhất trước khi giới thiệu bài học mới đến với học sinh. Khi thực hiện giai đoạn, giáo viên có thể thực hiện theo cách thức như sau: - Giáo viên và học sinh sẽ cùng thực hiện các hoạt động liên quan đến nội dung bài học để học sinh có thể trải nghiệm cụ thể về những kỹ năng mà giáo viên dự định muốn truyền đạt; - Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi để có thể gợi lại những kiến thức, những hiểu biết hiện đang có của học sinh về bài giảng mà mình dự địn truyền đạt; - Khi đã có thể hệ thống được cơ bản những nội dung mà học sinh có thể đã được tiếp cận, tiếp xúc qua giáo viên sẽ giúp học sinh của mình xử lý và phân tích một cách cụ thể hơn những kiến thức của học sinh và thực hiện việc phân loại các loại kỹ năng mà học sinh hiện nay đang được tiếp xúc. 3.2 Giai đoạn kết nối giữa học sinh với nội dung bài giảng Đây là giai đoạn mà giáo viên sẽ trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cũng như những kỹ năng sống. Việc truyền đạt này có thể được truyền đạt thông qua việc giáo viên sẽ tạo ra những cầu nối, những liên kết giữa những kiến thức, những hiểu biết mà học sinh hiện đang có với những kiến thức mới mà học sinh chưa biết được đề cập trong nội dung bài học. Khi thực hiện giai đoạn này giáo viên có thể thực hiện theo những cách thức như sau: - Giáo viên sẽ tiến hành giới thiệu, đưa ra những yêu cầu, mục tiêu mà học sinh cần phải đạt được khi tham gia bài học, có thể thực hiện việc kết nối với những nội dung mà học sinh đã nắm được (theo như những gì giáo viên đã nắm được từ giai đoạn 1); - Giáo viên có thể chuẩn bị trước các hoạt động có liên quan đến kỹ năng sống đang được đề cập đến và cho học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt động để giúp học sinh khám phá những kiến thức mới, những kỹ năng mới mà giáo viên đang mong muốn truyền đạt đến với học sinh; - Sau khi cho học sinh tham gia vào các hoạt động thì giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra xem các kiến thức và các kỹ năng mà học sinh đã tiếp thu sau khi tham gia hoạt động để xác định những kiến thức và kỹ năng giáo viên mong muốn cung cấp đến cho học sinh đã toàn diện và chính xác về nội dung chưa; - Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể đưa ra các ví dụ cụ thể liên quan đến bài học. 3.3 Giai đoạn cho học sinh thực hành và luyện tập về nội dung kiến thức và các kỹ năng sống liên quan đến bài học Đây là giai đoạn mà giáo viên sẽ cho học sinh vận dụng những kiến thức đã được học để áp dụng vào thực tế. Ở đây giáo viên có thể đưa ra một bối cảnh, một hoàn cảnh giả định mẫu để học sinh có thể vận dụng kiến thức của mình đã được học để giải quyết. Khi cho học sinh thực hành giáo viên phải định hướng cho học sinh của mình thực hành đúng cách và chú ý quan sát để xác định và điều chỉnh những nội dung mà học sinh có thể hiểu chưa hết hoặc một số kỹ năng bị tiếp thu một cách sai lệch. Khi thực hiện giai đoạn này giáo viên có thể thực hiện theo các cách thức như sau: - Giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn những hoạt động để học sinh sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ năng vừa mới học được để giải quyết tình huống có trong các hoạt động mà giáo viên đã đưa ra. - Khi yêu cầu học sinh tham gia vào các hoạt động giáo viên có thể phân các học sinh trong lớp của mình làm việc theo các cặp hoặc cũng có thể làm việc theo nhóm dưới sự giám sát và điều khiến của giáo viên; - Khi tham gia vào các hoạt động giáo viên phải khuyến khích học sinh của mình mạnh dạn thể hiện những gì mà học sinh đang suy nghĩ cũng như là vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức mà mình vừa mới tiếp thu được. 3.4 Giai đoạn vận dụng kiến thức Đây là giai đoạn mà giáo viên tạo cho học sinh cơ hội để học sinh có thể tích hợp các kiến thức đã có, các kiến thức mới học để học sinh mở rộng kiến thức, kỹ năng mà mình hiện đang có được vào giải quyết các tình huống, các bối cảnh mà giáo viên đưa ra hoặc giải quyết các tình huống thực tế, thực tiễn diện ra trong đời sống. Khi thực hiện giai đoạn này giáo viên có thể thực hiện theo các cách thức sau: - Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau xây dựng, thiết kế các hoạt động để có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng mà học sinh vừa mới được giảng dạy; - Khi thực hiện giáo viên có thể phân công học sinh làm việc theo từng cặp hoặc làm việc theo nhóm nhỏ và sau đấy thì sẽ phải viết báo cáo kết quả hoạt động của từng cặp hoặc từng nhóm theo nội dung mà học sinh được phân công. - Giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh mình thông qua báo cáo kết quả hoạt động mà học sinh đã nộp lại sau khi hoàn thành yêu cầu. NỘI DUNG 2: GIÁO VIÊN SẼ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC BÀI GIẢNG ĐÃ ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG SỐNG Giáo viên sẽ dựa trên nội dung bài giảng đã được thiết kế, xây dựng theo định hướng tăng cường phổ biến, giáo dục đến học sinh kỹ năng sống để có thể đánh giá một cách cụ thể nhất kế hoạch giảng dạy này đã hiểu quả hay chưa. Đánh giá dựa trên những ưu điểm, những hạn có của bài giảng cũng như là đưa ra những đề xuất thay đổi để có thể có một nội dung bài giảng thiết thực hơn, thực tế hơn, học sinh có thể tiếp thu những nội dung mà giáo viên truyền đạt một cách dễ dàng hơn. NỘI DUNG 3: THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI GIẢNG CỦA MÌNH THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Bài giảng được thiết kế theo định hướng tăng cường kỹ năng sống cho học sinh thường được xây dựng trên môn Tiếng Việt, môn Đạo Đức và môn Khoa Học trong chương trình giáo dục bậc tiểu học. Dưới đây Mytour xin phép xây dựng mẫu bài giảng theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo môn Tiếng Việt, Quý thầy cô có thể tham khảo nội dung dưới đây: Môn Tiếng Việt lớp 5 Tên bài học (ví dụ: bài Em yêu tổ quốc Việt Nam) I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Khi học xong bài này học sinh cần đáp ứng yêu cầu sau: - Khi học xong bài này học sinh sẽ phải nắm được nội dung và ý nghĩa của bài thơ truyền đạt, hiểu được tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, dân tộc thông qua những sắc màu; - Học sinh có thể đọc được bài thơ một cách lưu loát, trôi chảy và có thể đọc bài thơ, diễn đạt bài thơ theo một giọng thơ phù hợp, biết cách ngắt câu, nghỉ câu sau những dấu chấm câu đúng cách cũng như là nhấn giọng vào những từ ngữ có ý nghĩa miêu tả hoặc gợi cảm đúng cách. II. NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN TRONG BÀI MÀ GIÁO VIÊN MUỐN TRUYỀN ĐẠT ĐẾN VỚI HỌC SINH - Thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam; - Giúp học sinh nhận biết được về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, tự chủ của dân tốc có giá trị như thế nào đối với đời sống của con người. III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp đọc sáng tạo; - Phương pháp cho học sinh tham gia thảo thuận nhóm; - Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi cho học sinh trả lời trực tiếp hoặc là cho học sinh thực hành, thảo luận giữa các nhóm để đưa ra câu trả lời; - Cho học sinh đặt các câu hỏi cho giáo viên để kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh cũng như là nâng cao khả năng trình bày cho học sinh. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN - Đối với giáo viên cần chuẩn bị những đồ dùng gồm: + Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5; + Các tranh, ảnh để minh họa nội dung trong bài học; + Chuẩn bị bảng phụ để ghi sẵn những nội dung cần lưu ý hoặc đoạn văn cần luyện đọc - Đối với học sinh: Sách giáo khoa V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Giáo viên giới thiệu bài giảng mới với học sinh; - Cho học sinh luyện đọc bài thơ, mục tiêu đặt ra trong hoạt động này là giúp cho học sinh có thể đọc bài thơ lưu loát, đúng từ, đúng câu, đúng đoạn. Sau đấy sẽ luyện cho học sinh đọc bài thơ một cách diễn cảm. Để thực hiện hoạt động này giáo viên có thể tiến hành theo cách thức như sau: + Giáo viên có thể đọc mẫu bài thơ trước xong sẽ gọi một học sinh đọc hết toàn bài thơ; + Giáo viên có thể gọi một nhóm học sinh đọc bài theo cách cho mỗi học sinh đọc từng đoạn và đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài thơ; + Giáo viên có thể gọi từng cặp lên để đọc bài thơ; + Trong quá trình cho học sinh đọc bài giáo viên có thể kết hợp giải nghĩa cho học sinh những từ ngữ khó trong bài thơ. - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nội dung bài thơ: Mục tiêu đặt ra trong hoạt động này chính là giáo viên sẽ giúp cho học sinh nắm rõ được nội dung, ý nghĩa mà bài thơ truyền tải đến người đọc. Khi thực hiện hoạt động này giáo viên có thể thực hiện theo cách thức: + Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh để đọc bài và trả lời những câu hỏi được ghi trong sách giáo khoa; + Giáo viên đưa ra nội dung chính của bài thơ, truyền đạt đến cho học sinh của mình ý nghĩa của bài thơ, bài thơ đã phản ánh điều gì về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt là các bạn nhỏ; + Thông qua nội dung bài giảng giáo viên sẽ truyền đạt đến học sinh về lòng yêu nước cũng như là ý thức yêu quý các vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam. - Luyện cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ. |