1. Stress công việc là gì?
Xã hội hiện đại mang đến nhiều thách thức cho chúng ta. Để có và duy trì một công việc tốt, chúng ta phải nỗ lực không ngừng. Trong quá trình làm việc, chúng ta thường gặp áp lực và căng thẳng. Nếu không giải quyết kịp thời, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây cảm giác kiệt sức, mất tự tin, tự đánh giá thấp và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Stress công việc là vấn đề phổ biến ở nhiều người
Nguyên nhân gây ra stress trong công việc:
Stress trong công việc có thể xảy ra khi công việc yêu cầu vượt quá khả năng của bản thân và mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Thay đổi thời gian làm việc, không thời gian làm việc phù hợp, làm việc nhiều giờ, thời gian nghỉ giữa giờ quá ít, và thiếu phương tiện làm việc đầy đủ.
Môi trường làm việc không ổn định (thường xuyên thay đổi), ồn ào, không khí ô nhiễm, không thoáng đãng, và phải làm việc trong tư thế gò bó,…
Xung đột với đồng nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng tinh thần
Không phù hợp phong cách làm việc, các bộ phận không liên kết với nhau, không hài lòng về chính sách của công ty, quá nhiều sự chỉ đạo từ lãnh đạo, phải chịu gánh nặng công việc quá nhiều,...
Công việc đơn điệu cũng có thể gây ra căng thẳng tinh thần
Công việc quá đơn giản, không cần áp dụng kỹ năng, không có cơ hội thăng tiến, không học hỏi thêm được kỹ năng hoặc có xung đột với bạn bè đồng nghiệp, xung đột với sếp,...
2. Stress công việc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Stress do công việc có thể dẫn đến kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Một số triệu chứng nổi bật có thể kể đến như:
Đau đầu, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, khó chịu hoặc đau dạ dày, luôn cảm thấy mệt mỏi và không hài lòng với công việc, tinh thần giảm sút, không còn hứng thú làm việc.
Ngoài ra, stress vì công việc cũng dễ gây ra lo âu, khó tập trung, cảm giác tự ti, thất vọng về bản thân. Dễ mắc sai lầm, đặc biệt là với các công việc cần phải chú ý cao độ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp. Theo thống kê, hầu hết các tai nạn nghề nghiệp đều do stress gây ra.
Stress cũng là nguyên nhân chính gây tích mỡ ở vùng bụng, và thường thì mỡ ở vùng bụng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với mỡ ở chân, tay hay hông.
Đáng lo ngại hơn, stress cũng có mối liên quan nặng nề đến tình trạng đái tháo đường. Khi căng thẳng, bạn thường có xu hướng ăn uống không lành mạnh và không kiểm soát, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, stress còn làm tăng nồng độ glucose trong máu đối với những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
3. Cách giúp bạn giải tỏa stress công việc
Bạn sẽ làm gì khi bị stress trong công việc? Để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải đi từng bước và giải quyết từ gốc rễ.
Dừng công việc đang làm: Để loại bỏ những căng thẳng và mệt mỏi do công việc gây ra, điều đầu tiên là hãy tránh xa công việc, bạn hãy rời khỏi phòng làm việc khoảng 30 phút. Đây là lúc bạn cần được thư giãn hoàn toàn. Nếu có thể, hãy cùng một đồng nghiệp khác uống trà và tâm sự tích cực về cuộc sống.
Nên nghỉ ngơi khi gặp phải stress vì công việc
Bạn hãy nhớ rằng, tập trung vào sự nghiệp và công việc là điều rất quan trọng, nhưng hãy quan tâm đến cảm xúc của bản thân. Nếu cảm thấy chưa sẵn sàng cho công việc, hãy nghỉ ngơi và thư giãn trong một khoảnh khắc.
Nhìn lại vấn đề một cách toàn diện: Bình tĩnh và nhìn lại vấn đề một cách khách quan là một ý tưởng tốt. Bạn không nên đổ lỗi cho bản thân và nghĩ quá nhiều về những sai lầm. Hãy xem lại lý do thất bại và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Loại bỏ suy nghĩ mình là kẻ thất bại và hãy tin rằng mình có thể đạt được thành công trong tương lai.
Nhắm mắt và thư giãn: Khi tâm trạng căng thẳng, bạn hãy nhắm mắt lại và thư giãn, có thể chợp mắt khoảng 5 - 10 phút, kết hợp với việc lắng nghe nhạc du dương, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái hơn và quên đi mọi muộn phiền.
Massage: Đây cũng là một cách đơn giản giúp bạn giảm stress trong công việc một cách dễ dàng và hiệu quả. Massage nhẹ nhàng quanh vùng thái dương và vai gáy chắc chắn sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều và loại bỏ những mệt mỏi trong suy nghĩ.
Hít thở sâu: Để giải tỏa stress, hít thở sâu, đều đặn cũng là một cách khá hiệu quả. Phương pháp này đơn giản nhưng có thể giúp bạn bình tĩnh trở lại, suy nghĩ sâu hơn về những điều đang diễn ra.
Vận động: Một số bài tập tác động đến cổ chân, cổ tay, vai có tác dụng giãn cơ, giúp sản sinh hormone endorphin, xóa tan mọi mệt mỏi và lo lắng tự nhiên, đồng thời giảm đau một cách tự nhiên.
Hãy ăn uống đủ dưỡng chất và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học: Việc ăn uống không khoa học hoặc nghỉ ngơi không đúng cách có thể làm tình trạng stress của bạn trở nên căng thẳng hơn. Theo các chuyên gia, chế độ ăn ít đường và nhiều đạm hơn một chút sẽ giúp bạn giảm tác động của stress trong công việc.
Bên cạnh đó, vấn đề thiếu ngủ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm căng thẳng ngày càng nghiêm trọng hơn. Hãy ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi năng lượng và chuẩn bị tinh thần cho công việc một cách tốt nhất.
Sắp xếp công việc một cách khoa học cũng là một phương pháp giảm stress trong công việc. Bạn nên làm việc khoảng 90 phút sau đó nghỉ ngơi, tập luyện một vài động tác đơn giản, hít thở sâu hoặc đơn giản chỉ là nghỉ mắt 5 phút. Chắc chắn khi quay trở lại làm việc, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn.
Dưới đây là những cách giúp bạn có thể loại bỏ stress trong công việc. Hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ trong công việc và cuộc sống. Đó là cách giúp bạn khỏe mạnh hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.