Xem thêm:
- Constitution: Hiến pháp
- Law, Act: Luật, Đạo luật
- Executive Order: Sắc lệnh
- Bill: Dự luật
- Regulation, Ordinance: Quy định, Pháp lệnh
Hiến pháp → Sửa đổi Hiến pháp (Constitution → Amendment):
Ở Mỹ, Hiến pháp được phê duyệt ngày 21/6/1788, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/3/1789. Ngày nay, Mỹ không đưa ra bộ Hiến pháp mới, mà chỉ thông qua các bản sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, gọi là Sửa đổi Hiến pháp (Amendment).
Sửa đổi Hiến pháp chỉ được thông qua khi có ít nhất ⅔ số phiếu đồng thuận của Lưỡng viện, tức là ít nhất ⅔ thành viên Thượng viện và ⅔ thành viên Hạ viện phê duyệt.
Dự luật (Bill):
Dự luật là bản nháp của một luật, được cơ quan lập pháp đệ trình. Ví dụ, trong trường hợp Mỹ buộc Bytedance phải rút vốn khỏi Tiktok, đó là một dự luật, được đưa ra Lưỡng Viện. Sau khi Hạ viện thông qua, sẽ chuyển lên Thượng viện để xem xét.Trong phạm vi nhỏ hơn là các tiểu bang, Hội đồng lập pháp của từng tiểu bang cũng có thể đưa ra các Dự luật để xem xét.
Dân biểu Hạ viện Mỹ Mike Gallagher, người đề xuất Dự luật buộc Tiktok rút vốn khỏi Mỹ
Luật (Law, Act):
Sau khi Lưỡng viện thông qua Dự luật rút vốn khỏi Tiktok, nó sẽ được trình lên Tổng thống Mỹ Joe Biden ký duyệt. Khi TT đã ký, Dự luật sẽ trở thành Đạo luật (Luật) và có hiệu lực thi hành theo phạm vi mà nó quy định.Tương tự, Thống đốc (người đứng đầu của tiểu bang) cũng có quyền kí duyệt để Dự luật trở thành Đạo luật. Đạo luật của tiểu bang chỉ có hiệu lực trong bang, không vi phạm Hiến pháp.
Sắc lệnh hành pháp (Executive order)
Ở Mỹ, Hiến pháp cho phép Tổng thống ban hành Sắc lệnh hành pháp mà không cần thông qua phê duyệt của Lưỡng viện, miễn là sắc lệnh đó không vi phạm Hiến pháp (vi hiến). Ví dụ, TT Donald Trump kí sắc lệnh về ứng phó với đại dịch COVID-19.Pháp lệnh (Ordinance)
Pháp lệnh, Quy định là một thuật ngữ có hiệu lực tương đương với Đạo luật (Act), tuy nhiên phạm vi hiệu lực nhỏ hơn cấp tiểu bang, như hạt, thành phố, quận… Ví dụ pháp lệnh về giới hạn tốc độ giao thông, về quy định bảo vệ môi trường, lương cơ bản vv và vv.Tổng hợp