Bạn đã từng tìm hiểu về ý nghĩa của các tư thế tay tượng Phật hay biết chúng được gọi là thủ ấn Phật (hay Mudra) chưa?
Thủ ấn - Mudra hoặc gọi là ấn tướng, ấn thủ, thủ ấn Phật, là biểu hiện hoặc mô tả các tư thế đặc biệt của bàn tay và ngón tay trong Phật giáo.
Thủ ấn là các tư thế mà Phật sử dụng hàng ngày, là biểu tượng của Đức Phật. Chúng được sử dụng để miêu tả, trình bày hình ảnh của Phật.
Theo truyền thống Vệ đà, các ngón tay của bàn tay đại diện cho năm yếu tố cơ bản của cơ thể con người: đất, nước, gió, không khí và lửa. Việc chạm vào các ngón tay này theo các cách khác nhau hoặc chạm vào các bộ phận khác của lòng bàn tay sẽ điều chỉnh và cân bằng năng lượng trong cơ thể và kích thích các dây thần kinh khác nhau.
1. Tư thế giáo hóa (Vitarka Mudra)
- Tư thế tay: Trong giáo hóa thủ ấn, còn gọi là Hiệp chưởng ấn, ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay phải của Đức Phật chạm nhau và tạo thành một vòng tròn. Các ngón tay còn lại hướng lên trên, còn bàn tay trái thì để ngang bụng.
Vòng tròn này biểu hiện một dòng năng lượng và thông tin liên tục. Khi người đi thuyết giảng sử dụng thủ ấn này, đó như là một lời kêu gọi đến mọi người hãy giải quyết mọi vấn đề thông qua tư duy và biện luận thay vì dựa vào xúc cảm nhất thời.
- Ý nghĩa: Vitarka đại diện cho giai đoạn thuyết giảng trong cuộc đời của Đức Phật, và vòng tròn tượng trưng cho một dòng năng lượng và thông tin liên tục, không bị gián đoạn.
Ấn quyết này còn được gọi là biện minh ấn, vì Đức Phật dường như đang kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua tư duy và biện luận. Đức Phật đã sử dụng ấn quyết này suốt giai đoạn thuyết giảng trong cuộc đời của mình.
Theo quan điểm của người Ấn Độ cổ, tay phải thể hiện sự trong sạch và linh thiêng, trong khi tay trái đại diện cho nhiễm bẩn và trần tục. Khi hai tay kết hợp, chúng tượng trưng cho sự hòa hợp giữa thần thánh và trần tục, sự đan xen giữa hai mặt đối lập nhau.
2. Thủ ấn Trì Bình (Patahattha Mudra)
- Vị trí hai bàn tay cùng nâng bình bát, hai tay chồng lên nhau tay phải trên tay trái, các ngón tay duỗi ra để đón và giữ lấy chiếc bát.
- Ý nghĩa: Thủ ấn này mô tả về cuộc sống hàng ngày của Đức Phật khi còn sống, được chia thành năm khoảng thời gian: buổi sáng, buổi trưa, canh đầu, canh giữa và canh cuối. Buổi sáng là lúc ngài thực hành thiền định để độ những người hữu duyên và thị thực. Ngày nay, đây là tư thế thủ ấn trì bình mà các nghệ nhân điêu khắc sử dụng để miêu tả về cuộc sống hàng ngày của Ngài.
3. Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)
Khi chưa tìm hiểu về ý nghĩa của các tư thế tay tượng Phật, bạn có thể gặp hình ảnh về cách để tay này nhiều nhất:
- Đức Phật ngồi xếp bằng, hai tay đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, ngón tay trái đặt trên ngón tay phải, hai ngón cái chạm nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên, thỉnh thoảng bắt chéo thành góc 45 độ.
- Đức Phật ngồi xếp bằng, hai tay đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, ngón tay trái đặt trên ngón tay phải, hai ngón cái chạm nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên, thỉnh thoảng bắt chéo thành góc 45 độ.
Đây là thủ ấn mà Đức Phật dùng trong lần cuối cùng khi ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề, khi Ngài đạt giác ngộ. Ngài tập trung vào việc thiền định sâu để tìm nguồn gốc của sự đau khổ trên thế gian và cách để kết thúc nó.
4. Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra)
- Tư thế tay: Cánh tay phải của tượng Phật thả lỏng dọc theo cơ thể, lòng bàn tay mở ra và hướng về phía trước, duỗi dài các ngón tay. Thủ ấn này thường được thực hiện bằng tay trái, cánh tay của tay trái có thể cong lại ở khuỷu tay, bàn tay hướng về phía người nhìn. Thí nguyện thủ ấn này giống với ấn vô lượng nhưng hai hướng của bàn tay khác nhau.
Năm ngón tay mở rộng ra, điều này tượng trưng cho 5 phẩm chất hoàn hảo của người đạt đến đạo: Hào phóng, đạo đức, kiên nhẫn, nỗ lực và tập trung.
Năm ngón tay mở rộng ra, điều này tượng trưng cho 5 phẩm chất hoàn hảo của người đạt đến đạo: Hào phóng, đạo đức, kiên nhẫn, nỗ lực và tập trung.
- Ý nghĩa: Thí nguyện thể hiện ý nghĩa của việc được thực hiện ý nguyện, biểu thị sự dâng hiến, từ thiện, cho đi, lòng trắc ẩn, từ thiện và thành thực. Nó cũng có thể hiểu là sự chấp nhận, sự dâng hiến và sự biếu tặng. Đây là thủ ấn biểu hiện sự quyết tâm của Đức Phật trong việc thực hiện những ước nguyện để giải thoát cho toàn bộ nhân loại.
5. Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)
- Tư thế tay: Bàn tay phải của Đức Phật giơ lên ngang tầm ngực, cánh tay gập lại, gan bàn tay hướng về phía trước, những ngón tay dính nhau, hướng lên trên. Cánh tay trái thả lỏng để xuôi theo tư thế tọa thiền đối với tượng ngồi. Trường hợp tượng đứng thì tay trái duỗi hướng xuống đất.
Trong các trường phái phương Nam, ở Thái Lan và nhất là ở Lào, Vô úy ấn thường liên kết với điệu bộ của Đức Phật đứng.
Ở Đông Nam Á, thường thấy một thay đổi là cả hai tay đều giơ lên hai bên ngực hay ít hơn, tay mặt như trên nhưng giơ lên ngang đầu. Ở Nhật Bản, nhiều tu sĩ nhận xét có khi ngón cả tay mặt được nâng lên phía trước.
- Ý nghĩa: Abhaya nghĩa là không sợ hãi. Tư thế này nói lên thái độ không sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh nào cả. Hay diễn giải theo một cách rộng hơn nghĩa là Đức Phật ngay sau khi đạt được giác ngộ đã vượt thoát trên mọi nỗi sợ hãi và đau khổ của nhân gian. Ngoài ra, ấn này muốn biểu lộ yên vui, nhân từ, bảo vệ.
Trong cuộc đời đức Phật có giải thích về nguồn gốc của ấn này khi Ngài đứng trước một con voi hung dữ liền giơ tay như ấn quyết này để cản lại voi, như vậy, ấn không chỉ có ý nghĩa làm dịu mà còn gợi lên ý tưởng không sợ, đem lại yên tĩnh cho những người xung quanh.
Abhaya là cử chỉ của sự không sợ hãi. Khi bàn tay Phật thể hiện thủ ấn này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh. Cũng như thể hiện rằng Đức Phật ngay sau khi đạt được giác ngộ đã vượt thoát trên mọi nỗi sợ hãi đau khổ của thế gian.
Trong cuộc đời đức Phật có giải thích về nguồn gốc của ấn này khi Ngài đứng trước một con voi hung dữ liền giơ tay như ấn quyết này để cản lại voi, như vậy, ấn không chỉ có ý nghĩa làm dịu mà còn gợi lên ý tưởng không sợ, đem lại yên tĩnh cho những người xung quanh.
Abhaya là cử chỉ của sự không sợ hãi. Khi bàn tay Phật thể hiện thủ ấn này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh. Cũng như thể hiện rằng Đức Phật ngay sau khi đạt được giác ngộ đã vượt thoát trên mọi nỗi sợ hãi đau khổ của thế gian.
6. Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)
- Tư thế tay: Đây là tư thế khi Đức Phật ngồi kiết già hoặc bán già với tay trái đặt trên đùi trái, gan bàn tay hướng lên trên như trong ấn Thiền Định. Tay phải đặt lên đầu gối phải, tay duỗi xuống chạm đất, lòng bàn tay xoay vào bên trong, mu bàn tay đưa ra ngoài.
- Ý nghĩa: Ý nghĩa của thủ ấn này là một lòng tin và quyết tâm không lay chuyển được và còn biểu thị công năng không chịu khuất phục, làm cho các thế lực yêu ma phải đầu hàng. Đây cũng là ấn quyết mà đức Thích Ca gọi Trái Đất chứng minh mình đạt Phật quả.
Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật quyết ngồi cho đến lúc tìm ra được phương cách hủy bỏ mọi đau đớn trên đời này nên khi đạt đến đích, Ngài viện đất làm chứng những công đức mà Ngài đã tích lũy từ nhiều tiền thân.
Bhumisparsha, có nghĩa là “chạm vào Trái Đất”, hay gọi Trái Đất để chứng kiến. Thủ ấn này gợi nhớ lại hình ảnh khi Ngài ngồi hành thiền trong đêm rằm tháng Vesak, Ma vương (Mara) xuất hiện quấy nhiễu Ngài.
Ma vương có ý định đuổi Ngài ra khỏi chỗ ngồi dưới cội bồ đề và hỏi: “Ai là chứng nhân để biết chỗ ngồi này là của Ngài?” Đức Phật từ tư thế thiền định, đặt bàn tay phải chạm đất và tuyên bố: “Mặt đất này là chứng nhân, đã chứng kiến qua nhiều kiếp, ta đã hoàn thiện hạnh Bố thí ba-la-mật, hạnh Trì giới ba-la-mật, và các ba-la-mật khác.”
Khi được thỉnh cầu, đất đã gửi một đạo quân thiên thần để diệt trừ những quỷ sứ của Mara và cũng theo thuyết đó, xúc địa ấn còn có nghĩa là ấn hàng ma phục quỷ. Ma vương run sợ, thất bại, và rút lui.
7. Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra Mudra)
- Tư thế tay: Đức Phật đưa hai tay lên ngang ngực, gan tay trái hướng ra trước, gan tay mặt hướng lên trên, những ngón tay xòe ra. Đầu ngón tay giữa trên một bàn tay này của Đức Phật, chạm vào đầu ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay kia, tạo thành vòng tròn bí ẩn gần tim. Ấn quyết này nhiều nơi được thay đổi ít nhiều. Ở Ấn Độ, hai tay xa nhau và các ngón không đụng nhau.
- Ý nghĩa: Hai tay của Ngài làm thành hai vòng tròn thần bí, tiêu biểu cho hai bánh một chiếc xe. Thủ ấn này biểu thị dòng năng lượng liên tục của vũ trụ dưới dạng luân xa (bánh xe) và các giáo lí của nó được thông qua trái tim. Đức Phật được xem như Đức Chuyển Luân Vương, chúa tể một thế lực toàn năng, đang quay bánh xe mặt trời, vận dụng giáo huấn trong sáng làm tiêu tan mọi bóng tối của ngu muội.