Bạn có tin không, kiểm tra insulin không giống như kiểm tra đường huyết thông thường. Kiểm tra đường huyết chỉ cho biết mức đường trong máu, trong khi kiểm tra insulin chỉ ra tình trạng đường huyết thấp, kháng insulin, cũng như những căn bệnh khác như ung thư tuyến tụy. Nếu bạn muốn kiểm tra insulin, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu tất cả các câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến về insulin.
Cách Thực Hiện
Bạn có thể tự kiểm tra mức insulin tại nhà không?

Không thể. Thật đáng tiếc là việc kiểm tra insulin phức tạp hơn nhiều so với kiểm tra đường huyết và chỉ có thể thực hiện bởi kỹ thuật viên với thiết bị chuyên dụng của phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, bạn chỉ có thể nhận kết quả từ phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm insulin và kiểm tra đường huyết có giống nhau không?

Không giống nhau. Kiểm tra đường huyết sử dụng thiết bị đo đường huyết tại nhà hoặc máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) để phân tích lượng đường trong máu. Xét nghiệm insulin là để đo lượng insulin trong máu.
- Xét nghiệm insulin cũng có thể phát hiện nguyên nhân gây hạ đường huyết.
- Kháng insulin là tình trạng mà tế bào không sử dụng insulin một cách hiệu quả và không thể chuyển hóa glucô dễ dàng. Vì vậy, tuyến tụy sẽ sản xuất ra nhiều insulin hơn.
Khi nào tôi cần xét nghiệm insulin?

Hãy xét nghiệm insulin nếu bạn có các triệu chứng hạ đường huyết. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, mờ mắt, đói khát cực độ, hay nhầm lẫn, nhịp tim không đều, ra mồ hôi, hoặc run rẩy tay chân, bạn có thể đang bị hạ đường huyết. Xét nghiệm insulin sẽ giúp đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Tôi cần xét nghiệm insulin bao lâu một lần?

Chỉ nên xét nghiệm khi bác sĩ yêu cầu. Cả người bị tiểu đường và người không mắc tiểu đường đều có thể cần xét nghiệm insulin, nhưng vì những lý do khác nhau. Đối với người không mắc tiểu đường, xét nghiệm này có thể kiểm tra tình trạng kháng insulin và chỉ ra nguyên nhân gây hạ đường huyết. Đối với người mắc tiểu đường, xét nghiệm insulin giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh của bạn.
Bạn đo insulin như thế nào?

Bạn không thể tự đo, nhưng bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm nếu cần thiết. Khi bác sĩ yêu cầu xét nghiệm, hãy đặt lịch hẹn với phòng thí nghiệm. Kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu từ cánh tay của bạn. Sau khi xét nghiệm mẫu máu, phòng thí nghiệm sẽ thông báo nếu mức insulin quá cao hoặc quá thấp.
- Hỏi phòng thí nghiệm về thời gian có kết quả xét nghiệm.
Tôi cần chuẩn bị như thế nào trước khi xét nghiệm insulin?

Không ăn hoặc uống gì trong vòng 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Hãy hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để xét nghiệm diễn ra thuận lợi.
Kết quả xét nghiệm sẽ như thế nào?

Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra tình trạng insulin bình thường, cao hoặc thấp. Nếu kết quả là “cao”, bạn có thể mắc tăng đường huyết, kháng insulin, tiểu đường type 2, rối loạn tuyến thượng thận, hoặc ung thư tuyến tụy. Nếu kết quả là “thấp”, bạn có thể mắc tiểu đường type 1, hạ đường huyết, hoặc viêm tụy. Nên thảo luận với bác sĩ để hiểu thêm về kết quả đó.