Kỹ năng nghe là một trong những yếu tố quan trọng giúp một nhân viên bình thường tiến xa trong sự nghiệp quản lý. Hãy xem cách bạn nghe đang như thế nào và liệu có đạt hiệu quả không.
Mọi người đều biết nghe là một kỹ năng quan trọng, nhưng không phải ai cũng giỏi. Đôi khi chúng ta nghe với ý định an ủi người khác, nhưng không thực sự đáp ứng được nhu cầu thực sự hoặc giải quyết vấn đề của họ. Do đó, chỉ việc nghe không đủ, điều cần thiết trong giao tiếp là nghe hiệu quả, điều này có thể được rèn luyện.
Nghe hiệu quả đòi hỏi tư duy mở và sự kiên nhẫn
Để nghe hiệu quả, bạn cần hiểu về chính mình trước tiên. Bạn thuộc phong cách nghe nào trong 4 phong cách sau đây:
- Nghe phân tích để phân tích một vấn đề một cách khách quan
- Nghe kết nối để xây dựng mối quan hệ và hiểu thông điệp cảm xúc phía sau
- Nghe phản biện để đánh giá độ tin cậy của câu chuyện và người kể
- Nghe trách nhiệm để thu thập thông tin và truyền đạt lại một cách hiệu quả như một nhiệm vụ
Nhận biết được phong cách nghe và linh hoạt chuyển đổi tùy thuộc vào từng loại câu chuyện và người nói sẽ giúp bạn phát triển khả năng lắng nghe.
Bạn nghe cuộc trò chuyện này của đối phương để làm gì? Để thu thập thông tin, tránh xung đột, thu hút sự chú ý, giúp đỡ người khác hay đơn giản là để giải trí? Sau đó, đánh giá nhu cầu của người nói: họ muốn nhận được phản hồi trung thực, sự phân tích sâu sắc hay một kết nối cảm xúc?
Khi nhận biết được lý do, chúng ta có thể chọn phong cách lắng nghe phù hợp và tránh dành nhiều năng lượng cho kiểu lắng nghe không thích hợp.
Công việc áp lực hàng ngày có thể tạo ra thói quen lắng nghe để xác định nhiệm vụ quan trọng và đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều này có thể hiệu quả trong môi trường làm việc, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả nếu đồng nghiệp của bạn đang tìm kiếm sự đồng cảm.
Nếu chỉ xem các câu chuyện như một nhiệm vụ thu thập thông tin để giải quyết vấn đề, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội quý báu để hiểu rõ hơn về quan điểm sống và điểm chung giữa hai bên. Trong những tình huống như vậy, việc đưa ra giải pháp hay trấn an kiểu “mọi chuyện sẽ ổn thôi” không khác gì một sự lắng nghe hời hợt.
Mọi mối quan hệ sâu sắc đều cần sự lắng nghe chân thành từ cả hai phíaĐể hiểu rõ đối tượng chính, bạn cần tò mò về thông điệp mà người nói muốn truyền đạt. Bạn thường mong muốn có sự tương tác giữa người nói và người nghe trong cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, đôi khi việc xen vào, đánh giá có thể làm người nói chuyện chuyển hướng vì lịch sự.
Khi cả hai bên đều muốn NÓI, có thể bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ đối tượng chính của cuộc trò chuyện. Nếu ai đó đang phàn nàn về việc cần nghỉ ngơi, thay vì nói “Tớ cũng vậy”, “Tớ vừa mới nghỉ về”, “Cuối tuần này bạn sẽ thấy tốt hơn”, hãy hỏi “Bạn mệt lắm à? Sao vậy?”.
Đôi khi ngay cả người nói chuyện cũng không hiểu rõ họ đang muốn gì thực sự. Họ có thể đang cảm thấy tổn thương, hoặc họ đang trong tình trạng mơ hồ, không chắc chắn. Bạn nên tránh tự động an ủi, trấn an họ một cách cơ học hoặc đưa ra giải pháp, trừ khi đó là một tình huống khẩn cấp cần phải giải quyết.
Nghe người khác thực sự làm mạnh mối quan hệ một cách tích cực, cũng như mở rộng phạm vi chủ đề mà họ có thể chia sẻ với bạn. Bạn có thể biết được những điều thực sự quan trọng với họ. Điều này giúp bạn hiểu rõ trọng tâm của câu chuyện và có thể cung cấp sự giúp đỡ phù hợp và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy hơn. Đây là nền tảng cho sự hợp tác và giải quyết vấn đề hiệu quả trong công việc sau này.