Khi đương đầu với căng thẳng, ta có thể lựa chọn kìm nén hoặc cố gắng đối phó và vượt qua. Tuy nhiên, căng thẳng cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Điều chúng ta cần là học cách hiểu và vượt qua những đợt căng thẳng một cách hiệu quả.
Theo Hans Selye, người được gọi là 'cha đẻ của nghiên cứu về căng thẳng', từ “căng thẳng” thậm chí không phải là một khái niệm cho đến những năm 1930. Ông định nghĩa, 'Căng thẳng đề cập đến phản ứng và sự thích nghi của bất kỳ sinh vật nào đối với một mối đe dọa. Ở cấp độ tế bào, căng thẳng là điều tất yếu của cuộc sống vì nó thúc đẩy các hành động và hành vi.'
Ở một góc độ khác, căng thẳng có thể là một con dao hai lưỡi. Nó có thể thúc đẩy ta hành động và phát triển, đồng thời cũng có thể là rào cản khiến mọi chuyển động đột ngột dừng lại.
Vì vậy, khi cảm nhận căng thẳng, điều quan trọng là phải nhận biết bạn đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân gây ra căng thẳng và bạn có thể làm gì để tiếp tục tiến về phía trước một cách hiệu quả.
Giai đoạn 1: Chiến đấu hoặc chạy trốn
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ thông báo cho bạn biết ngay lập tức. Điều này là do hoạt động tăng cao của tuyến giáp và tuyến thượng thận. Điển hình nhất là khi bạn trải qua tình trạng kiệt sức trong công việc.
Nếu bạn không chú ý đến những tín hiệu này từ cơ thể, cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng.