Giá vàng toàn cầu đã tăng lên 2.333,8 USD/ounce, tăng 27 USD so với ngày hôm qua. Sau khi quy đổi, giá vàng toàn cầu hiện đang ở mức 71,6 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).
Một số chuyên gia cho rằng kim loại quý đang phục hồi trở lại sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy áp lực giảm giá nhẹ, làm tăng niềm tin rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sắp giảm lãi suất. Tuy Fed đã công bố giữ lãi suất ổn định và trì hoãn việc nới lỏng lãi suất vào năm nay, nhưng dự báo chỉ có thể có một lần giảm lãi suất thay vì ba lần như dự báo ban đầu trong năm.
Theo công cụ CME FedWatch, các nhà đầu tư dự báo có 67% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9 sau khi dữ liệu tuần này cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không thay đổi trong tháng 5, lần đầu tiên sau gần 2 năm, và giá sản xuất (PPI) bất ngờ giảm.
Ông Jame Stanley, chuyên gia chiến lược thị trường hàng đầu tại Forex.com, phát biểu trên Kitco rằng triển vọng kỹ thuật ngắn hạn của vàng đang không ổn định, với biến động giá hình thành mô hình 'vai đầu vai' và có vùng hỗ trợ nhẹ từ 2.275 USD đến 2.300 USD. Tuy nhiên, ông vẫn lạc quan về thị trường miễn là mức giá 2.300 USD/ounce vẫn được bảo vệ...
Sáng ngày 15/6, giá vàng tiếp tục dao động xung quanh mức 75 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC trên thị trường và các ngân hàng nhà nước duy trì ở mức 76,98 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn từ 74,05 đến 75,25 triệu đồng/lượng, tăng 350.000 đồng/lượng cho cả mua và bán.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn tròn từ 72,9 đến 74,5 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM, hệ thống vàng Mi Hồng niêm yết giá vàng nhẫn tròn từ 72,7 đến 73,7 triệu đồng/lượng.
Sau bốn tuần giảm giá, giá của nhẫn vàng tròn trơn đã tăng trở lại. Từ đầu tuần này (ngày 10/6), giá của nhẫn vàng tròn đã tăng thêm 1 triệu đồng mỗi lượng.
Đối với vàng SJC, các doanh nghiệp và các ngân hàng nhà nước đã cùng niêm yết giá mua vào từ 74,98 đến 76,98 triệu đồng mỗi lượng, đi ngang so với thời điểm trước đó.
Minh Hoa (trích từ báo Thanh Niên, Tiền Phong)