Khi mang thai, việc siêu âm sẽ cung cấp cho cha mẹ các chỉ số như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, và cân nặng của thai nhi.
Nhờ đó, bố mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi mỗi ngày. Nhưng làm thế nào để hiểu rõ các chỉ số này, và biết được thai nhi phát triển đúng chuẩn? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu chi tiết.
Các chỉ số quan trọng về phát triển thai nhi
Chỉ số phát triển thai nhi theo tuần sẽ minh chứng cho sự phát triển của thai nhi từng giai đoạn. Chúng thường được ghi nhận trong kết quả siêu âm với nhiều ký hiệu viết tắt. Nhưng làm thế nào để hiểu rõ hơn về chúng?
Thuật ngữ liên quan đến phát triển của thai nhi có rất nhiều. Dưới đây là một số từ viết tắt quan trọng mà bạn nên biết:
- GA (Tuổi thai tính): Số tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối
- CRL (Chiều dài đầu mông): Đo từ đỉnh đầu đến phần dưới của cơ thể. Trong nửa đầu của thai kỳ, việc đo chiều dài từ đỉnh đầu đến chân rất khó. Nhưng ở những tuần sau, việc đo chiều dài đầu - chân sẽ thay thế cho chiều dài đầu mông.
- BPD (Đường kính lưỡng đỉnh): Khoảng cách rộng nhất giữa hai bên của đầu khi nhìn từ phía trên.
- FL (Chiều dài xương đùi): Khoảng cách từ đầu đến đầu của xương đùi.
- EFW (Cân nặng thai nhi ước tính): Trọng lượng mà thai nhi dự kiến có thể đạt được.
- TTD (Đường kính ngang bụng): Khoảng cách từ một bên sang bên kia của bụng.
- APTD (Đường kính trước và sau bụng): Khoảng cách từ phía trước đến phía sau của bụng.
- HC (Chu vi đầu): Chu vi của đầu thai nhi.
- AC (Chu vi vòng bụng): Chu vi của bụng thai nhi.
- AF (Nước ối): Lượng nước trong túi nước ối.
- AFI (Chỉ số nước ối): Đo lượng nước trong túi nước ối.
- OFD (Đường kính xương chẩm): Khoảng cách từ trán đến sau đầu.
Danh sách các chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần
Trong suốt quãng thời gian mang thai, để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, mẹ cần sử dụng bảng cân nặng thai nhi theo tuần do WHO cung cấp.
Việc sử dụng bảng cân nặng thai nhi theo tuần giúp mẹ bầu kiểm soát sự phát triển của thai nhi có ổn định hay không?
Tuổi thai nhi theo tuần | CRL (Chiều dài đầu mông) | BPD (Đường kính lưỡng đỉnh) | FL (Chiều đai xương đùi) | EFW (Cân nặng thai ước tính) |
4 | -- | -- | -- | -- |
5 | -- | -- | -- | -- |
6 | 4-7mm | -- | -- | -- |
7 | 9-15mm | -- | -- | 0,5-2gr |
8 | 16-22mm | -- | -- | 1-3gr |
9 | 23-30mm | -- | -- | 3-5gr |
10 | 31-40mm | -- | -- | 5-7gr |
11 | 41-51mm
| -- | -- | 12-15gr |
12 | 53mm | -- | -- | 18-25gr |
13 | 74mm | 21mm | -- | 35-50gr |
14 | 87mm | 25mm | 14mm | 60-80gr |
15 | 101mm | 29mm | 17mm | 90-110gr |
16 | 116mm | 32mm | 20mm | 121-171gr |
17 | 130mm | 36mm | 23mm | 150-212gr |
18 | 142mm | 39mm | 25mm | 185-261gr |
19 | 153mm | 43mm | 28mm | 227-319gr |
20 | 164mm | 46mm | 31mm | 275-387gr |
21 | 26,7mm | 50mm | 34mm | 399gr |
22 | 27,8mm | 53mm | 36mm | 478gr |
23 | 28,9mm | 56mm | 39mm | 568gr |
24 | 30mm | 59mm | 42mm | 679gr |
25 | 34,6mm | 62mm | 44mm | 785gr |
26 | 35,6mm | 65mm | 47mm | 913gr |
27 | 36,6mm | 68mm | 49mm | 1055gr |
28 | 37,6mm | 71mm | 52mm | 1210gr |
29 | 38,6mm | 73mm | 54mm | 1379gr |
30 | 39,9mm | 76mm | 56mm | 1559gr |
31 | 41,1mm | 78mm | 59mm | 1751gr |
32 | 42,4mm | 81mm | 61mm | 1953gr |
33 | 43,7mm | 83mm | 63mm | 2162gr |
34 | 45mm | 85mm | 65mm | 2377gr |
35 | 46,2mm | 87mm | 67mm | 2595gr |
36 | 47,4mm | 89mm | 68mm | 2813gr |
37 | 48,6mm | 90mm | 70mm | 3028gr |
38 | 49,8mm | 92mm | 71mm | 3236gr |
39 | 50,7mm | 93mm | 73mm | 3435gr |
40 | 51,2mm | 94mm | 74mm | 3619gr |
Chiều dài và cân nặng của thai nhi được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, tuổi của mẹ, số lượng thai, tình trạng sức khỏe và cân nặng của mẹ. Khi đi khám thai, bác sĩ siêu âm sẽ chỉ ra nguy cơ nếu có vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Mẹ nên chú ý đến chiều dài và cân nặng của thai nhi ở 3 thời điểm quan trọng: tuần thứ 12, tuần thứ 20 và tuần thứ 32 của thai kỳ. Ngoài ra, vào tuần thứ 12, bác sĩ siêu âm sẽ đo độ dày của da gáy để sàng lọc nguy cơ Hội chứng down.
Mức tăng cân phù hợp cho phụ nữ mang thai
Để đảm bảo trọng lượng và kích thước của em bé trong phạm vi bảng cân nặng thai nhi theo tuần, phụ nữ mang thai cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tùy vào cân nặng của họ trước khi mang thai, họ sẽ cần tăng cân theo từng tháng của thai kỳ.
Để xác định mức tăng cân phù hợp, chúng ta thường sử dụng chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể), với công thức: BMI = trọng lượng/(chiều cao)2 . Một phụ nữ trung bình với chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình cần tăng khoảng 1,5kg - 2kg mỗi tháng trong 3 tháng đầu của thai kỳ và khoảng 1kg mỗi tháng trong các tháng tiếp theo.
Nếu trước khi mang thai, người phụ nữ có thừa hoặc thiếu cân, cần điều chỉnh trọng lượng tăng thêm mỗi tháng sao cho phù hợp nhất. Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé và quá trình sinh nở. Một số vấn đề có thể gặp phải bao gồm sinh non, thai lớn khó sinh hoặc thai phát triển kém.