Bánh rế là món bánh ngọt làm từ khoai lang và đường nấu chảy được phủ lên mặt bánh như cái rế. Tên gọi tương tự như chả giò rế, bánh tráng rế... Bánh là đặc sản của nhiều vùng như Sóc Trăng, Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết...
Màu sắc của bánh rế
Bánh rế có hai màu sắc:
- Bánh có màu nâu đỏ, gần giống màu cánh gián, hình dáng tương tự như cái rế để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ hơn nhiều, với vô số sợi mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau. Bánh rế xuất phát từ vùng Phan Thiết, Phan Rang. Loại này làm từ khoai lang Dương Ngọc có giá cao hơn bánh rế làm từ khoai lang và khoai mì.
- Bánh rế vàng: làm từ khoai lang và khoai mì, có màu vàng như mật ong. Để làm bánh rế này, trước tiên lột vỏ củ mì (sắn), gọt vỏ củ khoai lang. Sau đó bào thành sợi. Những sợi mỏng và dài này sẽ quấn vào nhau. Điểm đặc biệt của bánh nằm ở đây. Giá loại bánh này rẻ hơn bánh rế làm từ khoai lang Dương Ngọc.
Phương pháp thực hiện
Phương pháp thực hiện khá đơn giản
- Về phần khuôn bánh: Khuôn để đổ bánh giống như cái vá múc canh. Dầu phải đổ ngập chảo và đợi sôi trước khi thả sợi củ lang, củ mì vào khuôn. Thực hiện nhanh tay để ép sợi xuống khuôn, dàn mỏng và rưới đường đã sên khi vừa vớt bánh ra.
Những chiếc bánh được xếp chồng lên nhau sau khi nguội, nhìn như đồ chơi con nít. Bánh không chỉ đẹp mắt mà còn rất ngon, hòa quyện các hương vị: bùi của tinh bột, béo của dầu, ngọt của đường mật và giòn tan. Bánh rế ngon là bánh giòn, không vỡ vụn và không quá ngọt.
- Chiên bánh
Để làm bánh rế mì, củ mì tươi sau khi lột vỏ được xắt dài cỡ 3–5 cm. Dùng chảo con lòng sâu và lò than nhỏ, chế dầu dừa vào chảo. Khi dầu sôi, cho một nắm củ mì xắt nhỏ vào, dùng vá cán dài và đũa để vạch mì đều trong chảo, sau đó dùng lưng vá ép mì xuống. Khi mì chín vàng, vớt ra và tiếp tục chiên cái khác với thêm ít dầu.
- Sên đường
Nhờ sử dụng chảo nhỏ lòng sâu, bánh có hình dáng giống cái rế nông dân dùng lót nồi nên gọi là bánh rế. Khi chiên xong số sợi mì, chuyển sang chảo khác có đường và ít nước, bắc lên lửa. Đường tan chảy, nhúng từng bánh vào chảo đường rồi lấy ra, lặp lại cho đến khi ngào đường hết rổ bánh. Bánh rế giòn, béo, thơm và ngọt nhờ chiên dầu.
- Thành phẩm
Sau khi để ráo đường, bánh được cho vào bịch, mỗi bịch xếp từ 5 đến 6 cái đều đặn.
Liên kết ngoài
Du lịch Bình Thuận | |
---|---|
Danh lam thắng cảnh | Mũi Né • Hòn Rơm • Đồi Cát • Đồi Dương • Suối Tiên • Bãi Đá Ông Địa • Chùa núi Tà Cú • Bàu Trắng • Lầu Ông Hoàng • Thác Bà |
Kiến trúc - nghệ thuật và di tích lịch sử | Tháp nước Phan Thiết • Tháp Chăm Po Sah Inư • Tháp Chăm Po Dam • Hải đăng Kê Gà • Chùa Ông (Quan Đế Miếu) • Đình Đức Thắng • Đình Đức Nghĩa • Vạn Thủy Tú • Trường Dục Thanh • Chùa Cổ Thạch • Dinh Thầy Thím • Bảo tàng Làng chài xưa |
Đặc sản | Nước mắm Phan Thiết • Thanh long • Bánh căn • Bánh xèo • Bánh rế • Mực một nắng • Chả răng mực • Cốm hộc • Nước khoáng Vĩnh Hảo |
Lễ hội văn hóa | Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân • Cầu ngư • Dinh Thầy Thím • Chăm Katê • Rước đèn Trung thu • Đua thuyền truyền thống |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |