Khi mua bảo hiểm vật chất ô tô, ngoài việc thanh toán phí bảo hiểm, việc bồi thường vật chất ô tô như thế nào, các trường hợp được bồi thường và từ chối bồi thường, và hạn mức bồi thường là những vấn đề mà chủ sở hữu ô tô quan tâm.
Bảo hiểm vật chất ô tô là gì?
Bảo hiểm vật chất ô tô là loại bảo hiểm chi trả và bồi thường cho các thiệt hại liên quan đến xe ô tô như đâm, đụng, rơi, rớt, chìm, hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài gây hư hại cho xe.
Mặc dù không bắt buộc phải mua bảo hiểm vật chất ô tô, nhưng hầu hết chủ sở hữu ô tô tại Việt Nam đều chọn mua loại bảo hiểm này như một phần của việc bảo vệ xe của họ. Bảo hiểm vật chất ô tô giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa xe khi gặp phải va chạm hoặc tai nạn với bên thứ ba.
Khi xảy ra tai nạn, bảo hiểm vật chất ô tô sẽ bồi thường như thế nào?
Bảo hiểm vật chất ô tô bồi thường trong trường hợp nào?
Bảo hiểm vật chất ô tô sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, chi trả tiền sửa chữa hoặc thay mới (nếu không sửa chữa được), hoặc trả tiền bù đắp tổn thất cho chủ xe dựa trên báo cáo của giám định viên về thiệt hại của xe ô tô.
Khi nào thì bảo hiểm vật chất ô tô sẽ bồi thường và chi trả phí sửa chữa cho ô tô?
Tai nạn bất ngờ không nằm trong kiểm soát của chủ xe
Bảo hiểm vật chất ô tô sẽ bồi thường và chi trả tiền sửa chữa cho các trường hợp ô tô gặp tai nạn bất ngờ không nằm trong kiểm soát của chủ xe hoặc người điều khiển phương tiện.
Xem xét và đánh giá thiệt hại cho xe ô tô bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: va đập, đụng, rơi, rớt, chìm hoặc vật thể khác va vào gây hư hại cho xe.
Xe ô tô gặp cháy nổ, hỏa hoạn
Trường hợp xe ô tô bị cháy nổ hoặc hỏa hoạn, nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ sở hữu, công ty bảo hiểm sẽ xem xét và bồi thường thiệt hại cho chủ xe.
Xe ô tô bị vật thể khác rơi, va chạm
Xe ô tô khi đậu hoặc di chuyển trên đường có thể bị vật thể lạ rơi hoặc va chạm mà chủ xe không thể dự đoán.
Xe ô tô bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Bảo hiểm vật chất ô tô sẽ chi trả cho các thiệt hại liên quan đến xe ô tô do các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, mưa đá, sét đánh, sạt lở, sụt lún,... mà chủ xe không thể dự đoán trước được.
Xe ô tô bị mất, bị cướp toàn bộ
Bảo hiểm vật chất ô tô sẽ đền bù cho việc xe bị mất hoặc bị cướp toàn bộ. Công ty bảo hiểm sẽ gửi người đến hiện trường để xác định hạn mức bồi thường và quyết định chi tiết.
Hạn mức bồi thường cho thiệt hại bảo hiểm vật chất ô tô
Hạn mức bồi thường của bảo hiểm vật chất ô tô được chia thành hai phần: Bồi thường toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa một phần của xe ô tô.
Đền bù toàn bộ
Bảo hiểm vật chất ô tô sẽ đền bù toàn bộ các tổn thất liên quan đến xe như sau:
- Xe ô tô bị trộm, mất cắp và đã có kết luận điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra)
- Xe ô tô bị hỏng mà theo ước lượng của công ty bảo hiểm chi phí sửa chữa vượt quá 75% giá trị thị trường của xe.
Số tiền được bảo hiểm vật chất ô tô bồi thường bằng với giá trị thị trường của xe trước khi tai nạn xảy ra, số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm được ghi trong Hợp đồng/Giấy chứng nhận/Đơn bảo hiểm.
Bồi thường tổn thất bộ phận
Đối với các thiệt hại nhỏ, bảo hiểm vật chất ô tô sẽ cử người đến hiện trường để định giá và bồi thường cho từng bộ phận của xe.
Bồi thường tổn thất bộ phận có một số điều lưu ý sau:
- Nếu số tiền bảo hiểm của xe thấp hơn giá trị thị trường, Bảo Việt sẽ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thị trường của xe.
- Trong quá trình sửa chữa, thay thế bộ phận mới, Bảo Việt sẽ tính chi phí thay thế vật liệu, phụ tùng mới dựa trên giá thực tế và áp dụng khấu hao.
Mức khấu trừ bảo hiểm vật chất ô tô
Mức khấu trừ là số tiền mà chủ xe phải tự chịu trong mỗi vụ tổn thất. Mức khấu trừ sẽ được quy định theo chính sách của công ty bảo hiểm.
Thông thường, mức khấu trừ được quy định là 500 ngàn đồng cho mỗi vụ tổn thất.
Trường hợp bị giảm tiền bồi thường bảo hiểm vật chất ô tô
Ngoài mức khấu trừ 500.000đ/vụ tổn thất, bảo hiểm vật chất ô tô còn có quy định về việc giảm số tiền bồi thường tổn thất nếu chủ xe vi phạm các quy định sau:
Giảm 5% số tiền bồi thường trong trường hợp:
- Chủ xe, người được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm vật chất ô tô không gửi báo cáo bằng văn bản trong vòng 05 năm kể từ khi tổn thất xảy ra.
- Điều khiển xe ô tô chạy quá 10% tốc độ cho phép
- Chủ xe tự ý chuyển tài sản bị thiệt hại mà không thông qua giám định viên của công ty bảo hiểm
- Chủ xe, người được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm vật chất ô tô không thành thật, gây khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý tổn thất.
Giảm 30% số tiền bồi thường trong trường hợp:
- Chủ sở hữu ô tô tự ý tháo dỡ hoặc đưa xe đi sửa chữa mà chưa có sự đồng ý từ công ty bảo hiểm (trừ trường hợp cần thiết)
Giảm từ 50% đến 100% số tiền bồi thường trong trường hợp:
- Chủ xe không giữ quyền khiếu nại và đòi bồi thường từ bên thứ 03 cho công ty bảo hiểm.
- Chủ xe không cung cấp hồ sơ, các thông tin cần thiết cho công ty bảo hiểm trong việc đòi bồi thường từ bên thứ 03
- Chủ xe không hợp tác với công ty bảo hiểm trong việc đòi bồi thường từ bên thứ 03
- Chủ xe tự ý thỏa thuận với bên thứ 03 gây thiệt hại cho công ty bảo hiểm.
Ngoài ra, công ty bảo hiểm cũng giảm tiền bồi thường theo tỷ lệ phần trăm khi chở quá trọng tải hoặc chở nhiều người hơn số chỗ ngồi được đăng ký.
Các mức giảm tiền bồi thường này sẽ không tích lũy, nếu chủ xe vi phạm nhiều điều khoản thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng hình phạt của điều khoản có tỷ lệ giảm cao nhất.
Trường hợp loại trừ bảo hiểm vật chất ô tô (không bồi thường)
Có một số trường hợp mà công ty bảo hiểm vật chất ô tô có thể không bồi thường, từ chối bồi thường thiệt hại (loại trừ bảo hiểm) mà chủ sở hữu xe cần lưu ý sau đây:
- Chủ xe, người lái xe, người được hưởng bảo hiểm cố ý gây thiệt hại cho xe ô tô
- Xe ô tô bị thiệt hại do đua xe
- Xe ô tô bị thiệt hại do hao mòn tự nhiên
- Xe ô tô bị thiệt hại ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Xe ô tô không có giấy chứng nhận đăng kiểm
- Lái xe, người điều khiển phương tiện không có GPLX hợp lệ
- Thiệt hại có tính chất hậu gián tiếp: giảm giá trị thương mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác
- Xe ô tô chở hàng hóa cấm, thuốc nổ, chất dễ cháy
- Chiến tranh
- Người điều khiển xe ô tô vi phạm luật An toàn giao thông đường bộ
- Xe ô tô chở quá trọng tải vượt mức 50% trọng tải cho phép
- Hư hỏng phát sinh trong quá trình sửa chữa (kể cả chạy thử)
- Mất cắp bộ phận xe (trừ khi có thỏa thuận khác)
- Mất cắp toàn bộ xe do trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trừ khi có thỏa thuận khác)
- Hư hỏng động cơ do hoạt động trong vùng ngập nước (trừ khi có thỏa thuận khác)
- Người lái xe có nồng độ cồn trong lúc lái xe
- Tổn thất của các thiết bị được chủ xe gắn thêm vào mà không phải do nhà sản xuất lắp
- Tổn thất các thiết bị chuyên dùng trừ trường hợp tổn thất xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn
- Tổn thất đối với săm lốp, bạt thùng xe, nhãn mác, logo trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do
- cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn.
Bên trên là toàn bộ thông tin liên quan đến quy định về việc không bồi thường thiệt hại của bảo hiểm vật chất ô tô, hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.