Đôi khi ta tự hỏi một chiếc xe ô tô thường sống được bao lâu? Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần xem xét một số yếu tố sau đây. Tất nhiên, trừ các loại xe có niên hạn hoặc xe cổ, chúng ta sẽ tập trung vào các loại xe chở người dưới 9 chỗ phổ biến ngày nay.
Vòng đời dựa trên số km đã đi
Theo các chuyên gia, cảm giác lái một chiếc xe hoàn toàn mới luôn là hồi hộp và phấn khích, nhưng kể cả bạn yêu quý và trân trọng chiếc ô tô của mình đã sử dụng nhiều năm, sự mới mẻ sẽ dần phai nhạt đi, giống như bất kỳ món đồ chơi mới nào khác.
Hơn nữa, theo thời gian, chiếc xe mới tinh của bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu mòn trên nhiều phần khác nhau. Vì thế, giống như con người, một chiếc ô tô cũng có một vòng đời, bắt đầu từ khi ra khỏi nhà máy sản xuất và kết thúc khi được tái chế thành kim loại.
Vào những năm 1980, tuổi trung bình của một chiếc xe ô tô khi còn lăn bánh trên đường chỉ dưới 7 năm. Ngày nay, tuổi trung bình này đã gần 12 năm nhờ sự tiến bộ trong sản xuất và sử dụng vật liệu chế tạo.

Tuổi thọ trung bình của xe ô tô chở người (màu xanh) đã tăng đáng kể trong 20 năm, từ 1996 đến 2023 theo thống kê tại Mỹ.
Tại Hoa Kỳ, một chiếc xe ô tô trung bình sẽ thay đổi chủ từ 3 đến 5 lần và thường có tuổi thọ hữu ích khoảng 13 năm hoặc 270.000-320.000 km trước khi được loại bỏ. Tuy nhiên, cũng có những chiếc xe đã chạy trên 1 triệu km vẫn hoạt động ổn định như chiếc Hyundai Elantra đời 2013 của một phụ nữ ở tiểu bang Kansas đã lập kỷ lục chạy hơn 1,6 triệu km trong 5 năm.
Vì vòng đời sử dụng của ô tô tại Hoa Kỳ khá ngắn với khoảng '10 triệu xe được tái chế hàng năm', làm cho ô tô trở thành sản phẩm được tái chế nhiều nhất ở Mỹ.

Ở Mỹ, việc tái chế ô tô hàng năm luôn dẫn đầu trong các sản phẩm tái chế.
Ở các quốc gia nơi giá ô tô cao như Cuba hoặc Việt Nam, không hiếm thấy những chiếc ô tô có tuổi đời lên tới 20, 30 năm vẫn lăn bánh trên đường. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn khí thải ngày càng nghiêm ngặt hơn, trong thời gian sắp tới, ô tô cũ ở Việt Nam cũng có thể sẽ sớm kết thúc vòng đời nếu không đạt được tiêu chuẩn khí thải khi kiểm tra đăng kiểm.
Vòng đời dựa trên tuổi thọ động cơ
Động cơ được coi là trái tim của xe hơi và vì thế khi “trái tim” ngừng đập, điều đó có nghĩa là dấu chấm hết cho chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong.
Theo các nhà sản xuất và các chuyên gia, các động cơ hiện đại ngày nay có tuổi thọ trung bình khoảng 200.000 – 300.000 km. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào từng loại xe, thương hiệu, và đặc biệt là thói quen sử dụng và thay dầu có đúng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hay không.

“Động cơ được xem như “trái tim” quyết định vòng đời của một chiếc ô tô.”
Với những chiếc xe được bảo dưỡng định kỳ, thay nhớt theo chuẩn, thì động cơ có thể hoạt động bền bỉ lên đến trên 1 triệu km. Tuy nhiên, với những chiếc xe thiếu sự chăm sóc, bị hỏng gioăng đầu xi lanh do thiếu nước làm mát, bị ngập nước, sẽ cần phải thực hiện đại tu, làm lại động cơ, và khi đó, tuổi thọ trung bình của động cơ sẽ không còn như ban đầu.
Tuổi thọ của các bộ phận trên ô tô
Ngoài động cơ là bộ phận quan trọng nhất quyết định đến vòng đời của một chiếc ô tô, thì những chi tiết khác cũng đóng góp vào “sức khỏe” của xe. Theo các chuyên gia, sau khoảng 3 năm sử dụng, ô tô thường cần thay thế lần lượt các bộ phận.

Đối với xe có tuổi đời trên 10 năm, thường sẽ cần thay thế gần hết các bộ phận.
Bộ phận quan trọng thứ hai trên ô tô là hộp số. Đối với xe sử dụng hộp số sàn, tuổi thọ trung bình thường cao hơn gấp đôi so với xe sử dụng hộp số tự động. Hộp số tự động thông thường có tuổi thọ trung bình khoảng 300.000 km hoặc 7 năm. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng cách và bảo dưỡng định kỳ, tuổi thọ có thể cao hơn nhiều lần so với mức trung bình.
Các bộ phận sẽ bị hỏng theo thời gian, phần lớn liên quan đến khung gầm và hệ thống treo, bao gồm: giảm xóc, thước lái, cao su chân máy, càng chữ A, kẹp phanh… Đối với xe có tuổi đời trên 10 năm, thường sẽ cần thay thế gần hết các bộ phận này, cùng với nhiều bộ phận liên quan đến động cơ như bơm nước, bơm xăng/dầu, bình làm mát, cảm biến…
Đối với nhiều người lái xe dòng sang, thường không muốn sử dụng xe quá 10 năm vì lúc này chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện sẽ đắt đỏ hơn so với việc mua xe mới.