Bài viết trên Sohu (Trung Quốc) chỉ ra những điều mà các thương hiệu Trung Quốc cần làm để thâm nhập thị trường Nhật Bản.
Vì sao smartphone Trung Quốc gặp khó khăn ở Nhật Bản?
Ngày nay, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng ra toàn cầu. Tuy nhiên, trong việc tiến vào thị trường Nhật Bản, họ đã gặp phải nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của các tổ chức phân tích uy tín, từ năm 2019, thị trường smartphone Nhật Bản đã bắt đầu bị 'thống trị' bởi các sản phẩm của Apple, Sharp, Samsung, Sony và Kyocera.
Trong số 5 thương hiệu này, chỉ có Apple và Samsung đến từ nước ngoài, còn lại đều là các thương hiệu nội địa của Nhật Bản. Huawei, Vivo, Oppo... những thương hiệu mà người Trung Quốc tự hào không được đề cập trong báo cáo.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2018, khi thị phần của Apple tại thị trường Nhật Bản bắt đầu tăng lên, thậm chí vượt xa cả thương hiệu đứng ở vị trí thứ hai.
Trong năm 2019, Apple tiếp tục giữ 54% thị phần, và điều bất ngờ là, dù người Nhật thường tin dùng các thương hiệu nội địa nhưng smartphone của Sharp chỉ chiếm 13% thị phần.
Có thể nói ở Nhật Bản, Apple đang dẫn đầu một cách áp đảo và khó ai có thể soán ngôi. Lý do là gì?
Sau nhiều năm, sản xuất smartphone của Nhật Bản đã mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các thương hiệu nội địa như Kyocera, Fujitsu, Sharp... vẫn hoạt động nhưng chỉ được đánh giá là có 'chất lượng trung bình'.
Tại sao smartphone nội địa Nhật Bản lại thua xa không chỉ Apple mà còn cả Samsung, trong khi các thương hiệu smartphone Trung Quốc 'đang lên' nhưng vẫn gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường này?
Người Nhật không hài lòng với smartphone Trung Quốc ở điểm nào?
Việc người Nhật lựa chọn iPhone rất dễ hiểu vì chiếc smartphone của Apple được giới trẻ yêu thích, với các tính năng mượt mà và thiết kế hàng đầu trong số các dòng smartphone.
Tôn trọng các thương hiệu smartphone địa phương là một khái niệm mà người Nhật rất coi trọng. Ngoài ra, cả đất nước Nhật Bản đều theo đuổi sự đơn giản và các giá trị bền vững.
So với thiết kế sặc sỡ của smartphone Trung Quốc, người dùng Nhật Bản ưa chuộng các thiết kế có phong cách 'lạnh lùng'.
Bên cạnh đó, hệ thống hậu mãi cũng là một yếu tố quan trọng khiến người Nhật lựa chọn smartphone nội địa, họ không chỉ mong đợi trải nghiệm mới mẻ mà còn tin tưởng vào dịch vụ hậu bán hàng.
Ở Nhật Bản, nếu một chiếc smartphone nhanh chóng hỏng hoặc gặp khó khăn trong dịch vụ hậu mãi, chắc chắn nó sẽ mất đi khỏi thị trường.
Với tính cách thực dụng của người Nhật, các thương hiệu smartphone nội địa không chỉ cung cấp đầy đủ tính năng và thiết kế đơn giản mà còn có dịch vụ hậu mãi thuận tiện, điều này làm cho họ tự nhiên chọn lựa những thương hiệu này.
Tại Trung Quốc, smartphone thường được quảng cáo bởi các người nổi tiếng, với hy vọng thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên ở Nhật Bản, việc này lại gặp khó khăn với người dùng.
Do đó, khi Oppo và Vivo thử nghiệm chiến lược quảng cáo tương tự ở Nhật Bản, họ đã nhận được sự phản đối từ phía người tiêu dùng địa phương.
Tại sao quảng cáo lại chiếm phần lớn như vậy? Tại sao người đại diện chiếm 90% diện tích trong khi smartphone chỉ là một phần nhỏ?
Người Nhật không ưa thích loại quảng cáo như vậy, vì vậy họ tin tưởng vào Apple và các thương hiệu địa phương hơn. Có thể nói kinh nghiệm là một điểm yếu mà các thương hiệu Trung Quốc cần khắc phục.
Cơ hội?
Tuy nhiên, vẫn có những cơ hội cho các thương hiệu Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản.
Điện thoại Sony và Sharp từng rất phổ biến, ngang tầm với Samsung, Motorola, Nokia. Các sản phẩm của họ đã có khả năng duyệt web, gửi nhận email khi phổ biến.
Tuy nhiên, ưu điểm này không kéo dài lâu bởi vì các thương hiệu Nhật Bản hiện đang đối mặt với 3 điểm yếu chính.
Đầu tiên, khi mua điện thoại ở Nhật Bản, bạn chỉ có thể mua chúng kèm hợp đồng dịch vụ từ một nhà mạng. Người dùng chỉ có thể chọn từ những gì các nhà mạng cung cấp.
Tiếp theo, là sự thiếu đổi mới - một nguyên nhân quan trọng khiến smartphone Nhật Bản không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Vì không thể điều khiển được công nghệ phần mềm hệ thống, họ đã tụt lại phía sau trong việc nghiên cứu và phát triển các tính năng mới.
Cuối cùng, hàng hóa 'Made in Japan' có giá cả rất cao. Đối với nhiều người dùng Nhật Bản, việc chọn mua smartphone nội địa là để thể hiện lòng yêu nước - bởi vì smartphone Android của họ thường có giá cao hơn cả iPhone.
Tất cả những điểm yếu đã đề cập đòi hỏi các thương hiệu Trung Quốc cần phải nghiên cứu sâu hơn về thị trường quốc tế và phát triển các sản phẩm phù hợp với thói quen của người dùng nước ngoài.
Hoài Giang