Ngày nay, nghệ thuật không còn gắn liền với cái đẹp, sự thật này chúng ta đều biết. Không ít tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao ở nhiều mặt, trừ vẻ đẹp. Nhưng liệu chúng ta có nên mong đợi nghệ thuật phải đẹp không? Và cuối cùng, cái đẹp có ý nghĩa gì với cuộc sống?
Bảo vệ vẻ đẹp trong nghệ thuật
William-Adolphe Bouguereau, 'The Birth of Venus' (Sự ra đời của thần Venus), 1879. Thần Venus là biểu tượng của cái đẹp trong nghệ thuật.
Cái đẹp kết nối con người với cộng đồng
Vấn đề với cái đẹp là gần như không thể miêu tả rõ ràng được
Tác phẩm nghệ thuật không cần phải đẹp theo con mắt của chúng ta mới được coi là quan trọng. Chỉ cần nhớ tới cái bồn tiểu 'chế tạo sẵn' của Marcel Duchamp là đủ. Ông lật ngược nó, ký tên giả vào và gửi tới triển lãm của Hội Nghệ sĩ Độc lập mới thành lập ở New York năm 1917. Chúng ta khó coi vật thể này là đẹp, nhưng nhìn chung đều đồng ý rằng nó là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử mỹ thuật phương Tây thế kỷ trước.
Nghệ sĩ Marcel Duchamp và tác phẩm readymade lừng danh của ông - 'Fountain' (Đài phun nước). Ảnh: Scroll.in
Vẻ đẹp không phải là điều kiện cần thiết của một tác phẩm nghệ thuật
Chính vẻ đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật thời xưa hoặc từ nền văn hóa khác khiến chúng trở nên hấp dẫn. Khi nhận ra vẻ đẹp của một đối tượng được tạo tác hoặc tuyển lựa bởi người khác, chúng ta hiểu rằng người chế tạo hay người chọn lựa chúng chia sẻ với chúng ta một cảm nghiệm mỹ học khó diễn tả thành lời. Khi thấy vật gì đó đẹp, chúng ta tự nhiên ý thức về cộng đồng nhân loại.
Hãy lấy bức tranh độc đáo 'Yam awelye' của Emily Kam Kngwarry trong bộ sưu tập nghệ thuật quốc gia làm ví dụ. Giống như nhiều người bản địa Australia khác, Kngwarry gợi lên mối liên kết tâm linh và văn hóa sâu sắc với những mảnh đất mà chúng ta giữ sợi dây kết nối thông qua một số tạo vật đẹp nhất của bàn tay con người.
Emily Kam Kngwarray (dân tộc Anmatyerr, Australia), 'Yam awelye', 1995, pô-li-me tổng hợp trên toan, kích thước 150 x 491 cm. Ảnh: Theconversation.com
Sự khác biệt văn hóa không phải là điều tác động mạnh khi tôi ngắm bức tranh này. Tôi biết rằng đã có một hệ ý tưởng, các câu chuyện và trải nghiệm phức tạp khơi nguồn cho người tạo tác ra tranh. Nhưng điều thu hút tôi lại nằm ngoài lý trí. Không thể diễn tả điều đó thành lời được. Phản ứng của tôi trước tác phẩm này không phải là đáp án cho các câu hỏi về văn hóa hay lịch sử. Nó rộng lớn hơn thế. Tôi nhận ra có một vật thể xinh đẹp được tác giả tạo ra, người chắc chắn cảm nhận được vẻ đẹp đó như tôi đang thấy.
Hãy để tôi nói rõ. Tôi không nói tác phẩm nghệ thuật cần phải đẹp. Điều tôi muốn bảo vệ là cảm nhận của chúng ta về cái đẹp như một cách tri nhận và định hướng thế giới quanh ta.
Cái đẹp thách thức xã hội
Nhà duy mỹ (người say mê vẻ đẹp)
Có thể nói Oscar Wilde là một người yêu vẻ đẹp đích thực, ông nổi tiếng với trí tuệ và phong cách thời trang độc đáo của mình, cũng như niềm đam mê với áo lông công, hoa hướng dương và nghệ thuật. Câu châm ngôn của ông thường được trích dẫn là 'Mỗi ngày, tôi càng khó lòng đạt được vẻ đẹp như bộ đồ sứ xanh Trung Hoa của tôi' (I find it harder and harder every day to live up to my blue china), thể hiện sự hoàn hảo của ông trong việc thể hiện vẻ đẹp của bản thân.
Nhà thơ, nhà viết kịch, người yêu vẻ đẹp Oscar Wilde (1854-1900).