1. Nhà thờ Phủ Cam (Huế)
Một khung cảnh lãng mạn trong phim (Nguồn: Kenh14)
Trong đoạn phim Trịnh Công Sơn đi cùng Bích Diễm dưới cơn mưa, hiện lên hình ảnh một nhà thờ nằm giấu hiện trên một ngọn đồi thấp. Đây chính là nguồn cảm hứng cho câu hát 'Diễm Xưa' trở thành truyền thuyết: “Mưa cứ mưa rơi trên tầng tháp cổ”. “Tầng tháp cổ” đã làm chứng cho câu chuyện tình yêu buồn của chàng nhạc sĩ với Diễm xứ Huế.
Thực tế, đây chính là nhà thờ Phủ Cam, một trong những giáo đường lớn và nổi tiếng nhất tại Huế. Không giống với các công trình lăng tẩm, đền đài khác, nhà thờ Phủ Cam gây ấn tượng với lối kiến trúc hiện đại. Mang biểu tượng cây thánh giá hướng về nhiều mặt của nhà thờ cùng với thiết kế vòm cửa uốn cong mềm mại tựa như bàn tay chắp lại khi cầu nguyện, tất cả đã tạo nên hình ảnh một nhà thờ Phủ Cam cổ kính nhưng rất gần gũi. Hãy thử một lần đến, hòa mình vào khung cảnh yên bình nơi đây, để hiểu về câu chuyện cũng như những cảm xúc mà “Em và Trịnh” gửi gắm nhé!
Vẻ đẹp hùng vĩ của nhà thờ Phủ Cam (Nguồn: Vietgoing)
2. Ngôi nhà của 2 chị em Bích Diễm - Dao Ánh (Huế)
Nhà vườn An Hiên - Một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất ở Huế
Tình yêu trong trẻo của Trịnh Công Sơn và Dao Ánh đã bắt đầu tại nơi đây. Dù không đến được với nhau, nhưng qua những ca từ đầy cảm xúc, ta có thể cảm nhận được trong tim ông mãi mãi sẽ mang hình bóng Dao Ánh - là nàng thơ có đôi mắt trong xanh của “Nắng Thủy Tinh” hay có vùng tóc dài của “Còn Tuổi Nào Cho Em”. Hình ảnh nàng đầy ngây ngô trong khu vườn ngập tràn ánh nắng thật đẹp biết bao!
Và khu vườn này chắc chắn không quá xa lạ với người dân xứ Huế. Đây chính là nhà vườn An Hiên, nằm ở bờ bắc sông Hương, cách chùa Thiên Mụ không xa. Gia chủ đầu tiên của căn nhà này là công chúa thứ 18 của vua Dục Đức, vì thế không quá khó hiểu khi ngôi nhà mang đậm kiến trúc của hoàng gia Huế ngày xưa. Vé vào tham quan nhà vườn An Viên hiện nay là 35.000Đ cho mỗi du khách.
Khung cảnh nên thơ bên trong nhà vườn An Hiên (Nguồn: Tripadvisor)
3. Cà phê Tùng (Đà Lạt)
Điểm dừng chân quen thuộc của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly (Nguồn: Vnexpress)
Cafe Tùng là nơi Trịnh Công Sơn đã gặp danh ca Khánh Ly. Nếu với Bích Diễm là tình yêu đơn phương không được hồi đáp, với Dao Ánh là câu chuyện tình yêu đẹp nhưng dang dở, thì với Khánh Ly chính là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn yêu âm nhạc. Và theo như lời ông nói, đây chính là người con gái có thể truyền tải được tiếng lòng trong những bài hát của ông. Là những nỗi buồn đến mức 'làm sao em biết bia đá không đau', nhưng người nhạc sĩ đa cảm vẫn khuyên 'hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá' vì 'ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau'.
Tồn tại hơn nửa thế kỷ qua, như cái cách mà Trịnh Công Sơn và Khánh Ly cho ra đời những bản tình ca sống mãi với thời gian, cafe Tùng vẫn luôn trầm mặc như ngày nào. Vẫn những bộ bàn cũ kỹ, những bức tranh bạc màu, hay hương vị cà phê đậm đà khiến bạn lưu luyến, không ngoa khi nói đây là nơi lưu giữ kỷ niệm cho những người luôn ôm ấp quá khứ trong tim. Hãy thử một lần đến đây nhâm nhi cà phê nóng hổi thơm lừng, hoặc bạn cũng có thể thưởng thức món yaourt được 2 nhân vật chính dùng trong phim nhé!
Một trong những quán cà phê có lịch sử lâu đời nhất ở Đà Lạt (Nguồn: Tinhte)
4. Con dốc Trịnh Công Sơn nhảy cùng Michiko (Đà Lạt)
Sự thuần khiết trong Michiko đã làm rung động trái tim của Trịnh Công Sơn (Nguồn: Kenh14)
Ở con dốc số 7 trên đường Trần Hưng Đạo, Trịnh Công Sơn và Michiko đã cùng nhau nhảy múa và hát vang bài hát 'Ngẫu nhiên'. Mặc dù bài hát này được sáng tác khi ông đã lớn tuổi, nhưng lại mang trong mình giai điệu rất vui tươi. Trịnh Công Sơn có cảm giác như đang trở về tuổi trẻ mỗi khi ở bên Michiko. Sự trẻ trung và nhiệt huyết của Michiko đã truyền động lực mới cho ông trong những ngày tuổi già.
Nếu bạn muốn có những khoảnh khắc nhẹ nhàng và đáng nhớ như Trịnh Công Sơn và Michiko, hãy ghé thăm con dốc số 7 một lần. Từ đỉnh dốc, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh phố núi lung linh dưới ánh đèn và góc hồ Xuân Hương lung linh về đêm!
Con dốc số 7 đã là nền tảng cho nhiều bộ phim và MV ca nhạc (Nguồn: Dalatfriends)
5. Trường học B'lao (Cung đường Tà Năng - Phan Dũng)
Phong cảnh tráng lệ và đẹp mắt nhất trong phim tại B'lao (Nguồn: Kenh14)
Những ngày dạy học tại B'lao là khoảng thời gian ông Trịnh Công Sơn nhớ nhung về Dao Ánh trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. 300 lá thư tình đã được gửi đi cho người phụ nữ mà ông yêu thương với những dòng thơ dịu dàng: “Ánh có buồn không, hãy ngước mắt lên để anh nhìn. Mây sẽ kết trên vùng mắt ấy. Anh đã nói như thế trong bài hát Còn Tuổi Nào Cho Em dành cho Ánh, liệu có nhận ra không”. Ai có thể ngờ rằng những từ này được viết khi ông mới 25 tuổi, nhưng lại chứa đựng nhiều suy tư sâu sắc, dành cho người phụ nữ lớn tuổi hơn ông tới 10 tuổi.
Không chỉ là nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm của ông Trịnh Công Sơn, B'lao còn là bối cảnh lộng lẫy nhất trong phim khi nằm tại rừng Tà Năng - điểm trekking quen thuộc của những người yêu thích phượt. Nơi này sở hữu phong cảnh hoang sơ và lãng mạn với dãy núi hùng vĩ, những dòng suối nhỏ chảy róc rách, rừng cây đa dạng, và thời tiết se lạnh u buồn. Tuy nhiên, con đường này cũng nguy hiểm với địa hình phức tạp, vì vậy các phượt thủ cần phải cẩn thận khi đến đây nhé!
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của cung đường Tà Năng - Phan Dũng (Nguồn: Báo thanh niên)