Trong giao dịch tài chính, nhà đầu tư khó tránh khỏi rủi ro từ thị trường, ảnh hưởng đến lãi lỗ - trong đó có bẫy thanh khoản. Khi mắc phải bẫy thanh khoản, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong giao dịch. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về bẫy thanh khoản, nguyên nhân dẫn đến tình huống này và cách thoát khỏi nó.
Bẫy thanh khoản là gì?
Bẫy thanh khoản là tình trạng lãi suất giảm quá thấp, khiến thị trường có xu hướng tích trữ tiền hoặc các tài sản có giá trị khác (có tính thanh khoản cao nhưng sinh lời thấp) thay vì đầu tư vào thị trường trái phiếu hoặc cổ phiếu.
Bẫy thanh khoản xảy ra khi Ngân hàng Trung ương bơm tiền để kích thích nền kinh tế nhưng không thành công vì nhu cầu tiền gần như bằng 0 trên thị trường. Tình huống này dẫn đến lãi suất thực hạ xuống gần bằng không, dân chúng có xu hướng tích trữ tài sản như vàng hoặc tiền mặt thay vì đầu tư. Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.
Các dấu hiệu nhận biết bẫy thanh khoản:
Lãi suất thực tiến gần đến 0:
Dấu hiệu lãi suất thấp gần tiến đến mức bằng không trong giai đoạn này. Mức lãi suất thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người chuyển sang nắm giữ tiền mặt hoặc các tài sản không sinh lời, thay vì đầu tư vào các kênh tài chính như chứng khoán.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương không mang lại hiệu quả:
Các biện pháp bơm tiền vào nền kinh tế nhằm phục hồi nhưng không thành công. Nền kinh tế cho thấy dấu hiệu suy thoái, dân cư và doanh nghiệp không vay tiền để phát triển sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng hạn chế cho vay để giảm nợ xấu.
Dấu hiệu giảm tỷ lệ lạm phát
Dấu hiệu người tiêu dùng bắt đầu thận trọng hơn trong chi tiêu, dẫn đến sự giảm tỷ lệ lạm phát do lượng cầu trong nền kinh tế giảm xuống.
Nguyên nhân gây ra bẫy thanh khoản:
Doanh nghiệp và người dân hy vọng vào xu hướng giảm lạm phát:
Mong muốn rằng trong tương lai giá cả sẽ giảm, giá trị tiền tăng lên. Điều này khiến người dân có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư.
Người dân tập trung vào việc tiết kiệm tiền hơn là đầu tư:
Các thể chủ trong nền kinh tế sẽ tập trung vào việc tiết kiệm tiền hơn là đầu tư và chi tiêu vì nền kinh tế đang suy thoái. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng gặp khó khăn hơn trong việc cho vay do lo ngại về khả năng thanh toán và sự phá sản. Điều này dẫn đến việc nguồn tiền không được huy động và doanh nghiệp không có vốn để mở rộng sản xuất.
Ngân hàng đối mặt với khủng hoảng tín dụng:
Các ngân hàng thương mại đối mặt với khủng hoảng tín dụng, dẫn đến việc thắt chặt các khoản vay. Lúc này, họ tập trung vào việc cải thiện bảng cân đối tài chính và kế toán thay vì mở rộng các khoản nợ.
Kênh đầu tư vào trái phiếu trở nên ít hấp dẫn:
Giá trị của trái phiếu giảm dù lãi suất tăng vẫn không thu hút được nhà đầu tư. Bởi vì nhà đầu tư cho rằng thị trường đang suy thoái và không có triển vọng phục hồi, đầu tư vào trái phiếu không hiệu quả.
Cách để thoát khỏi bẫy thanh khoản:
Bẫy thanh khoản khiến ảnh hưởng và gây tác động xấu đến nền kinh tế. Đây là tình trạng có quy mô lớn, yêu cầu sự hỗ trợ và tác động của toàn bộ nền kinh tế để thoát khỏi.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học Paul Krugman:
Paul Krugman – nhà kinh tế học nổi tiếng cho rằng: “Tạo ra kỳ vọng về lạm phát là biện pháp để thoát khỏi bẫy thanh khoản”. Cụ thể, các biện pháp tạo ra kỳ vọng lạm phát có thể thực hiện như sau:
- Giảm giá đồng tiền trong nước.
- Tăng thuế tiêu dùng.
- Đẩy mạnh kỳ vọng lạm phát.
- Thúc đẩy tăng trưởng cung tiền nhanh hơn.
Theo luận điểm của nhà kinh tế học Keynes:
Keynes cho rằng: “Chính sách tài khóa mở rộng sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi bẫy thanh khoản”. Cụ thể, khi hiện tượng giảm phát xảy ra, lãi suất tiến gần đến mức bằng 0, dẫn đến sụt giảm tổng cầu và gây ra bẫy thanh khoản.
Chính sách tài chính mở rộng thúc đẩy nâng cao tổng cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tư nhân bị suy giảm. Các biện pháp tài chính mở rộng bao gồm:
- Giảm thuế.
- Khuyến khích tiêu dùng cá nhân.
- Tăng chi tiêu của chính phủ.
Theo quan điểm các nhà kinh tế khác:
Theo các nhà kinh tế, việc mở rộng chính sách tiền tệ sẽ giúp thoát khỏi bế tắc thanh khoản. Các biện pháp cụ thể bao gồm:
- Thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ (tiếng Anh gọi là Quantitative Easing – QE).
- Mua nhiều hơn các loại trái phiếu chính phủ dài hạn hoặc trái phiếu tư nhân.
Những biện pháp này sẽ thúc đẩy lòng tin của người dân vào thị trường trái phiếu, đầu tư và tiêu dùng, từ đó kích thích chi tiêu và thoát khỏi khó khăn về thanh khoản.
Bẫy thanh khoản là một hiện tượng có thể ngăn chặn sự phát triển kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do chính sách tài chính, tiền tệ, và lãi suất của chính phủ không hiệu quả. Hiểu rõ về bẫy thanh khoản sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá chính xác thị trường và tránh được những rủi ro tài chính.