1. Cách nhận biết bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa
Tiêu chảy thường là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến cho nhiều phụ huynh phải lo lắng. Bởi vì nếu không được xử lý kịp thời, sức khỏe của con sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp phát hiện ra trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa mà các bậc phụ huynh cần chú ý:
Cách nhận biết khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa
- Trẻ đi tiêu nhiều lần trong một ngày.
- Thấy trẻ nôn mửa hoặc ói ra.
- Trẻ bày tỏ sự chán ăn.
- Có dấu hiệu đau rát ở vùng hậu môn.
- Trẻ cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên khóc lóc,...
2. Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy là gì?
Việc chăm sóc cho trẻ khi gặp tình trạng tiêu chảy đúng cách rất quan trọng để giúp cho bé phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Không tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy hoặc kháng sinh cho trẻ khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Chú ý và theo dõi các triệu chứng của trẻ khi bắt đầu mắc tiêu chảy để thông báo cho bác sĩ và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
- Kiểm tra phân của bé mỗi ngày: Khi bé bị tiêu chảy, phân thường trở thành loại lỏng và có mùi khá khó chịu. Tuy nhiên, nếu phân của bé màu đen hoặc có dấu hiệu của máu, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Nếu bé sốt cao hơn 39 độ C, tiêu chảy kéo dài và có những dấu hiệu của mất nước (không đi tiểu trong 3 tiếng, không khóc ra nước mắt, môi khô,...) thì ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị.
Đảm bảo bé uống đủ nước: Khi bé bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và các chất điện giải nhanh chóng. Nếu không bù nước kịp thời, sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng và có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo bé uống đủ nước, tránh tình trạng thiếu nước. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho bé dùng thêm oresol theo liều lượng đúng.
Bổ sung men vi sinh: Theo Hội Nhi khoa Việt Nam, bé có thể sử dụng khoảng 200 - 250mg men vi sinh Saccharomyces Boulardii khi bị tiêu chảy. Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ tăng lên, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Ba mẹ có thể pha sản phẩm men vi sinh vào cháo hoặc hòa vào nước để cho bé uống.
3.1. Lợi ích của cháo gừng
Gừng từ lâu đã được coi là một phương pháp hỗ trợ điều trị tốt cho vấn đề tiêu hóa. Các mẹ có thể mua gừng nhỏ hoặc xay nhuyễn để nấu chung với cháo và thịt cho bé ăn khi bị tiêu chảy.
Gừng giúp làm giảm nhu động của ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn giảm sinh hơi của vi khuẩn trong dạ dày và ruột, từ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng của tiêu chảy.
Cháo gừng mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa của bé khi gặp phải tình trạng tiêu chảy
3.2. Ích lợi của cháo gà
Đây là một món ăn mà nhiều ba mẹ thích chọn khi bé bị tiêu chảy. Cháo gà nấu mềm, loãng giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, cháo gà cũng là cách bù nước, protein và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, giúp bé nhanh chóng cải thiện tình hình của mình.
3.3. Lợi ích của cháo khoai tây
Khoai tây có chứa nhiều tinh bột và kali, vitamin cùng chất xơ hòa tan dễ tiêu hóa, rất tốt cho trẻ đang bị tiêu chảy. Ăn cháo khoai tây sẽ giúp đường ruột không phải làm việc quá nhiều, đồng thời giảm tình trạng viêm nhiễm. Do đó, khi bé nhỏ bị tiêu chảy, mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo khoai tây kết hợp với thịt bằm để cải thiện tình trạng và tăng cường sức đề kháng cho bé.
3.4. Cháo cà rốt thịt bằm
Cà rốt không chỉ tốt cho sức khỏe của mắt mà còn giúp điều trị tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Với một lượng lớn pectin, loại thực phẩm này sẽ làm dịu các nhu động ruột, thúc đẩy niêm mạc ruột nhanh chóng phục hồi. Từ đó, phân lỏng sẽ từ từ rắn lại và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, trong cà rốt còn có nhiều nước, vitamin cùng các muối khoáng để bù lại lượng nước đã bị mất của cơ thể.
Cháo cà rốt thịt bằm giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy của bé hiệu quả hơn
Trong khi đó, thịt cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein và giúp cân bằng dưỡng chất một cách hiệu quả nhất. Vậy nên, mẹ có thể chọn nấu cháo cà rốt thịt bằm để bổ sung thêm dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Nhờ đó, các triệu chứng tiêu chảy như nôn ói hoặc co thắt vùng bụng cũng giảm đi đáng kể. Mẹ có thể chọn thịt heo hoặc thịt bò để nấu cháo cho bé.
Lưu ý: Mẹ nên hầm nhừ hoặc xay thịt nhỏ để bé dễ ăn hơn.
4. Những thực phẩm cần tránh khi bé bị tiêu chảy
Các món ăn mà mẹ nên tránh cho con trong thời kỳ này bao gồm:
- Những thực phẩm chứa lactose: Trong một số trường hợp, bé có thể không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng đạm sữa bò khiến con bị tiêu chảy. Vì vậy, khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm này.
- Một số loại trái cây hoặc nước ép: Mận, đào hoặc lê,... chứa nhiều đường có thể làm cho việc tiêu hóa của con trở nên khó khăn hơn. Trong những loại trái cây này cũng có nhiều chất xơ làm cho hệ tiêu hóa của bé phải làm việc nhiều hơn, làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hải sản: Trong hải sản có chứa một lượng lớn protein có thể gây ra kích ứng khiến bé đau bụng và dễ nôn mửa. Ngoài ra, lớp nhầy và mùi tanh của thủy hải sản cũng tạo điều kiện cho các hại khuẩn trong đường ruột phát triển (salmonella và shigella).
Các món hải sản không phải là lựa chọn tốt khi con bị tiêu chảy
- Đồ ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ: Những món ăn này có thể gây ra những tác động không tốt đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Dầu mỡ có thể làm cho hệ vi sinh trong đường ruột trở nên yếu hơn và gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy nặng hơn.