Thiết kế của Bell 212
Nó được thiết kế dựa trên hai phiên bản trực thăng Bell 205 và Huey UH-1 và hệ thống cánh quạt 2 lưỡi bập bênh của Huey đã được đưa vào áp dụng cho Bell 212. Hệ thống quạt này giống một chiếc bập bênh, xoay quanh trục sao cho khi một cánh nghiêng lên thì cánh kia nghiêng xuống.
Bell 212 khởi hành từ Sân bay vũ trụ Mojave, bang California.
Trực thăng này có bộ phận tời ở cạnh bên được dùng để sơ tán y tế ở những nơi có địa hình không thuận lợi. Nó cũng có thể treo một xô nước phía dưới để dập tắt đám cháy. Bell 212 có một nguồn điện phụ trợ được cung cấp bởi hai máy phát điện độc lập 30V. Chiếc 212 nguyên mẫu còn có một vây lớn trên nóc để đổi thao tác quay đầu máy bay trong khi thực hiện các thao tác bay phức tạp, nhưng hiện vây này đã bị loại bỏ.
Bell 212 có chiều dài tổng thể 17,41 mét và và cao 3,83 mét. Đường kính vòng tròn cánh quạt quay là 14,6 mét. Trọng lượng trống của máy bay là 2.961 kg và trọng lượng cất cánh tối đa đạt 5.080 kg. Khi vận chuyển hàng, chiếc 212 có sức chứa bên trong là 6,23 mét khối.
Bell 212 được trang bị thiết bị hạ cánh dạng hai thanh trượt phù hợp với địa hình gồ ghề. Trên thanh trượt nằm cao hơn còn có thể lắp thêm những bánh xe để di chuyển nó trên mặt đất. Ngoài ra càng đáp này cũng gắn được phao nổi cố định, cùng các loại phao bơm hơi tùy chọn để hạ cánh khẩn cấp trên mặt nước.
Bell 212 hạ cánh bằng phao ở Tabubil, Papua New Guinea.
Buồng lái và hệ thống điện tử hàng không
Buồng lái được thiết kế cho một phi công. Bell 212 có thể được sắp xếp để chở tối đa 14 hành khách, chỗ ngồi cho 13 khách được cung cấp trong cabin và một người nữa có thể được bố trí ở ghế trái trong buồng lái.
Buồng lái được trang bị hệ thống quan sát nâng cao Max-Viz EVS-1500 (EVS). Hệ thống ngoại vi có tích hợp cảm biến xử lý hình ảnh hiện đại cũng như bộ quản lý phạm vi bay chủ động. Hệ thống này có tính năng trường nhìn (FoV) góc hẹp để đạt độ phân giải rõ ràng nhằm phát hiện chướng ngại vật và mối nguy hiểm. Nhưng tính năng góc nhìn rộng cũng được cung cấp bằng cách thêm trường nhìn thứ hai để nâng cao tính cơ động và nhận thức tình huống.
Buồng lái trong chiếc Bell 212 của Không quân Guatemala.
Thông số của Bell 212.
Động cơ
Bell 212 sử dụng động cơ Pratt & Whitney Canada PT6T-3 Twinpac cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính. Mặc dù chỉ có một động cơ nhưng nó là sự kết hợp của hai tuabin PT6, đồng thời truyền động đến một hộp số chung và tạo ra tổng công suất 1.342 kW. Nếu một tuabin gặp sự cố, tuabin còn lại có thể đạt công suất 671 kW trong 30 phút hoặc 571 kW liên tục để duy trì tốc độ hành trình với tải trọng tối đa.
Động cơ tuabin kép PT6T-3.
Thùng nhiên liệu tiêu chuẩn của Bell 212 có dung tích 817 lít, nhưng có thể được trang bị thêm hai thùng nhiên liệu phụ tùy chọn với dung tích 341 lít hoặc 76 lít. Các thùng nhiên liệu phụ này nâng tổng dung tích lên tới 1.499 lít (817 + 2 x 341). Một vòi nhiên liệu duy nhất nằm ở phía bên phải của cabin.
Các quốc gia sử dụng Bell 212
Bell 212 đang được sử dụng rộng rãi bởi các nhà khai thác dân sự và quân sự từ nhiều quốc gia khác nhau như Brazil, Mỹ, Anh, Canada, Colombia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Đức, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Mexico, Tây Ban Nha, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trực thăng này có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sơ tán y tế, chuyên chở binh sĩ hoặc hành khách, vận chuyển hàng hóa, huấn luyện và hoạt động cứu hộ.
Một người bệnh nặng được sơ tán khẩn cấp bằng Bell 212 tại Nam Âu.
Được trang bị động cơ kép, Bell 212 có khả năng mang tải nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Động cơ kép cũng giúp nâng cao độ an toàn, vì vậy nó được ưa chuộng trong các hoạt động thương mại dầu khí ngoài khơi. Mặc dù đã có 430 vụ tai nạn liên quan đến Bell 212, nhưng nó vẫn được đánh giá là một trong những trực thăng bền bỉ và đáng tin cậy. Bell 212 là sự kết hợp giữa độ tin cậy và hiệu suất, đã chứng tỏ giá trị của mình qua nhiều nhiệm vụ khác nhau. Dù đã có phiên bản nâng cấp là Bell 412, Bell 212 vẫn tiếp tục là một trong những phương tiện bay đáng tin cậy trên bầu trời trong nhiều năm qua.
Theo [1], [2].