Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân) tóm tắt nội dung chính, phân tích dàn ý, cấu trúc, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp học sinh nắm vững văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Hà Ân, tên thật là Hoàng Hiển Mô (1928-2011), sinh ở Hà Nội.
2. Sự nghiệp
Năm 1947, ông tham gia Trung đoàn thủ đô liên khu I trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sau đó làm trưởng phòng Hoa kiều tại tỉnh Lào Cai năm 1948. Năm 1955, ông trở thành giáo viên văn hóa tại trường quân y và hậu cần. Năm 1964, Hà Ân bắt đầu công việc nghiên cứu tại Viện bảo tàng quân đội. Từ năm 1964, ông làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội đến khi nghỉ hưu vào năm 1990.
3. Phong cách sáng tác
- Là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.
- Các tác phẩm chính: Quần Hè khởi nghĩa (truyện lịch sử, 1963); Nguyễn Trung Trực (truyện lịch sử, 1964); Phú Riềng đỏ (ký lịch sử, 1965); Bên bờ Thiên Mạc (truyện lịch sử, 1967); Tổ quốc kêu gọi (tiểu thuyết lịch sử, 1973);…
Sơ đồ tư duy của tác giả Hà Ân:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích từ Bên bờ Thiên Mạc (1967) – Một tập truyện lịch sử gồm năm chương, kể về một địa danh lịch sử nổi tiếng liên quan đến tên tuổi những anh hùng thời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (năm 1285). Có thể coi Bên bờ Thiên Mạc là tác phẩm có cốt truyện đa tuyến. Tuyến chính kể về Trần Bình Trọng, tinh thần gan dạ, quả cảm, bất khuất trước kẻ thù của viện tướng này. Tuyến thứ hai kể chuyện về vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo, tư thế bình tĩnh, ung dung tự tại của người đứng đầu đất nước trong cuộc chiến tranh. Tuyến thứ ba bao gồm bố con ông già Màn Trò và nhân dân Thiên Mạc, tôn vinh tấm lòng và tinh thần yêu nước của tầng lớp quần chúng, nhân dân.
- Đoạn trích trong SGK thuộc chương 4, phần 2, kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước khi chia tay, Trần Bình Trọng đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường.
b. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “Trần Bình Trọng”):
- Phần 2 (phần còn lại):
c. Thể loại: truyện lịch sử
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả
e. Tóm tắt: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước khi giao nhiệm vụ, ông căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ và cho biết nếu gặp giặc phải cố gắng trốn thoát, nếu không phải nhai nuốt bản lệnh không được để lọt vào tay quân giặc. Thế nhưng, dù gì thì Hoàng Đỗ vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những nỗi sợ hãi và lo lắng. Hoàng Đỗ tự mình nghĩ ra cách để chiến thắng lũ giặc và được Trần Quốc Tuấn thưởng cho bộ quần áo chiến và một thanh kiếm. Ông còn lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” lên trán cậu bé. Đây là ba chữ đại diện cho thân phận của những người tự do, phân biệt với các nô tì thân phận thấp hèn. Với cậu bé, chắc hẳn đây sẽ là món quà mà cậu khát khao và trân quý lắm. Sau đó, Trần Quốc Tuấn còn nhận Hoàng Đỗ là em nuôi.
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Truyện 'Bên bờ Thiên Mạc' là tập truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 khi ông mới 26 tuổi (năm 1285).
b. Giá trị nghệ thuật
- Cách diễn tả tâm lý nhân vật độc đáo, phương thức đối thoại hấp dẫn làm cho câu chuyện hay hơn, sinh động hơn.
- Sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử vững chãi, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của tác giả.