1. Bệnh Bạch hầu là gì?
Bạch hầu - một loại nhiễm trùng cấp tính, gây ra bởi vi khuẩn bạch hầu. Chúng thường tấn công mạnh vào hầu họng, thanh quản hoặc mũi của bệnh nhân, cũng như có thể xuất hiện trên da, mắt và bộ phận sinh dục.
Bệnh Bạch hầu là một loại nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng sẽ sản sinh độc tố gây ức chế quá trình sản sinh và thay mới tế bào tại vị trí đó. Điều này dẫn đến tế bào chết và tạo thành các giả mạc, gắn vào niêm mạc gần nhất. Các giả mạc này thường có màu trắng đục hoặc xám, dày và bám chắc.
Người mắc bệnh Bạch hầu thường gặp tình trạng sưng, phình lên ở vùng cổ họng, gây khó khăn khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Các giả mạc Bạch hầu có thể làm sưng đau cổ họng, gây khó chịu cho người bệnh
2. Bạch hầu - một căn bệnh nguy hiểm
Bệnh bạch hầu có khả năng lan truyền nhanh chóng hàng đầu
Hiện nay, do cộng đồng vẫn chưa nhận thức đầy đủ, nên ít người biết Bạch hầu là bệnh gì, dẫn đến hạn chế trong công tác phòng tránh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, được xếp vào top những căn bệnh dễ lây lan nhất. Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi là những đối tượng chính dễ bị lây nhiễm.
Bạch hầu có thể lây lan một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua các hạt nước bọt hoặc dịch tiết hô hấp của người bệnh. Người bình thường tiếp xúc với đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da với các chất dịch tiết của người bệnh cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi khuẩn. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 5 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và giả mạc.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có các triệu chứng rõ ràng ở người mắc bệnh bạch hầu. Do đó, một người nhiễm vi khuẩn bạch cầu khoảng 6 tuần mà không có triệu chứng bệnh lý nào cũng có thể tiếp tục lây nhiễm sang người khác.
Thậm chí khi bạn chưa biết bạch hầu là bệnh gì, bạn cũng có thể trung gian truyền bệnh.
Những lý do trên đã khiến bệnh bạch hầu trở thành một căn bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ, nhanh chóng, có khả năng gây ra đợt dịch trong cộng đồng.
Bệnh bạch hầu có nhiều biến chứng nguy hiểm
Khi bạn tìm hiểu về bạch hầu là bệnh gì, bạn chắc chắn quan tâm liệu bệnh này có gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe hay không. Và câu trả lời là có.
Ban đầu, bạch hầu chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh sẽ trở nặng hơn, khiến người bệnh xanh xao, nhịp tim không ổn định và gây áp lực lên hệ thần kinh. Vi khuẩn bạch hầu cũng gây ra nhiều tổn thương cho thận, tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
Hai biến chứng phổ biến nhất đối với những người mắc bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Dù bạn có chưa rõ bạch hầu là bệnh gì, nhưng chắc chắn bạn đã biết được hai biến chứng này có nguy hiểm như thế nào. Càng tồi tệ hơn, người bệnh có thể mắc liệt cơ hoành, gây ra viêm phổi và suy hô hấp cấp.
Viêm cơ tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Ngoài ra, trên thế giới cũng đã ghi nhận một số biến chứng khác của bệnh bạch hầu như viêm kết mạc mắt, tắc nghẽn đường hô hấp,...
Bệnh bạch hầu có thể gây tử vong
Có thể bạn đang khá ngạc nhiên nhưng bệnh bạch hầu thực sự có thể gây tử vong ở người. Thậm chí vi khuẩn bạch hầu có thể giết chết bệnh nhân chỉ trong vòng 6 - 10 ngày mắc bệnh tùy theo cơ địa của bệnh nhân. Các biến chứng kể trên cũng góp phần đưa bạch hầu thành một bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao.
Hiện nay tỷ lệ tử vong trung bình của bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu là 5 - 10%.
Tiêm vắc xin - Cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất
Sau khi tìm hiểu bạch hầu là bệnh gì cũng như sự nguy hiểm của nó thì bạn nên cân nhắc tìm phương pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Hiện nay, cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện Tiêm vắc xin.
Có rất nhiều loại vắc xin bạch hầu đã được ra đời nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng tiêm chủng khác nhau như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, người già,... Vắc xin tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu thường được tích hợp dưới dạng vắc xin 3in1, 5in1 hoặc 6in1. Hiện nay trẻ sơ sinh từ 6 tuần được khuyến khích tiêm bạch hầu đúng lịch Tiêm chủng của Bộ Y tế ban hành. Người lớn có thể tiêm phòng mũi nhắc lại bạch hầu trước năm 65 tuổi.
Trẻ dưới 6 tuổi được khuyến khích tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu
Trước khi thực hiện tiêm chủng bạch hầu các bác sĩ thường sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thể trạng của người đi tiêm. Bạn có thể được tư vấn thêm về phác đồ tiêm, phác đồ phòng bệnh bạch hầu nói chung cũng như cách tự theo dõi và chăm sóc sau tiêm.
Kinh nghiệm là nếu bạn thuộc gia đình có tiền sử mắc các bệnh di truyền hoặc bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý thì nên thảo luận từ trước với bác sĩ. Khi tiêm vắc xin là bạn nên ở lại bệnh viện khoảng 30 phút sau tiêm để đảm bảo mình không bị sốc phản vệ hay suy hô hấp do thuốc.