Bệnh Basedow là gì?
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh Basedow khá cao, chiếm khoảng từ 10% đến 39% các bệnh liên quan đến bướu giáp hiện nay. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Bệnh Basedow là bệnh gì?
Bệnh Basedow là một dạng bệnh nội tiết phổ biến nhất hiện nay, trong đó bệnh cường giáp tự miễn chiếm hơn 90% các bệnh cường giáp. Bệnh được đặc trưng bởi hiện tượng bướu giáp lan tỏa và triệu chứng lồi mắt, thường bắt gặp chủ yếu ở nữ. Nếu không được chữa trị kịp thời mà để tình trạng bệnh kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân.
2. Nhận biết triệu chứng của bệnh Basedow
Việc nhận biết triệu chứng được chia làm 2 nhóm hội chứng lớn là biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp.
2.1. Tại tuyến giáp
Bướu giáp
Người mắc bệnh Basedow thường có bướu giáp lớn, thường lan tỏa, tương đối đều, mềm hoặc hơi cứng, nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan ở vùng lân cận. Một số biểu hiện rối loạn vùng mạch tại vùng cổ như ửng đỏ, do nóng, tăng tiết mồ hôi.
Tim mạch
Hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp khi gắng sức làm việc hay trong thời gian nghỉ ngơi. Trường hợp mạnh gây ra suy tim loạn mạch, phù phổi, gan to, phù hai chi dưới.
Thần kinh cơ
Dấu hiệu nổi rõ ở hai bàn tay là run tay kèm theo yếu cơ. Khi mắc bệnh cường giáp, bệnh nhân thường thay đổi tính khí thất thường, dễ nóng giận hay cáu gắt, bực tức, nói nhiều, bất an, khó tập trung, mất ngủ.

Dấu hiệu tăng chuyển hóa
Thân nhiệt tăng cao, thất thường, không ổn định, luôn có cảm giác nóng. Cơ thể gầy nhanh, uống nhiều nước, chịu được thời tiết lạnh nhưng không chịu được thời tiết nóng.
Ngoài ra còn xuất hiện rối loạn chuyển hóa gây hiện tượng loãng xương, ở người lớn tuổi sau mãn kinh gây nhiều biến chứng nặng như xẹp đốt sống, loãng xương tự nhiên, viêm quanh các khớp.
Biểu hiện tiêu hóa
Ăn nhiều vẫn gầy, hay bị tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, vàng da.
Rối loạn sinh lý
Với biểu hiện giảm ham muốn ở nam giới và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, chứng vú to ở nam giới.
Da và cơ quan phụ thuộc
Ngứa da, biểu hiện rối loạn sắc tố da, có xuất hiện bạch ban ở bàn tay và các chi, tóc khô, hoe, rất dễ rụng tóc.
2.2. Biểu hiện ngoài tuyến giáp
Thương tổn mắt
Thường hay gặp là lồi mắt. Có 2 dạng là lồi mắt giả và lồi mắt thật (lòi mắt nội tiết), có thể không liên quan đến mức độ nhiễm độc giáp hoặc độc lập với điều trị vì có thể xảy ra sau quá trình điều trị nhất là phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ.Lồi mắt giảTriệu chứng này tổn thương không thâm nhiễm liên quan đến bất thường về chức năng do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm tăng thyroxin gây tăng co kéo cơ nâng mi làm khóe mắt rộng ra.

Lồi mắt thật
Lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết) tổn thương thâm nhiễm liên quan đến các thành phần hốc mắt gây bệnh mắt nội tiết trong bối cảnh tự miễn bệnh Basedow gây tổn thương cơ vận nhãn và tổ chức sau hốc mắt. Bệnh lý về mắt này thường phối hợp gia tăng nồng độ kháng thể kháng thể TSH (kích thích).
Phù niệm
Tỉ lệ gặp 2-3%, thường định vị ở mắt trước cẳng chân, dưới chân gối, có tính chất đối xứng. Vùng thương tổn dày không thể kéo lên có đường kính khoảng vài cm, có giới hạn. Da vùng thương tổn thường hồng bóng, thâm nhiễm cứng 9 (da heo), lỗ chân lông nổi to lên nổi rõ, mọc thưa, lông dựng đứng (da cam), bài tiết nhiều mồ hôi. Một số trường hợp bệnh nhân mắc hiện tượng này còn xuất hiện lan tỏa từ chi dưới đến bàn chân.
To các đầu chi
Đầu các ngón tay và các ngón chân của bệnh nhân biến dạng hình dùi trống, liên quan đến màng xương có thể có xuất hiện phản ứng tổ chức mềm, tái và nhiệt độ bình thường phân biệt với bệnh phổi man. Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng tiêu móng tay.
Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy ở bệnh nhân một số dấu hiệu của các bệnh lý tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thương thận, suy phó giáp, tiểu đường, nhược cơ năng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn.
3. Nguyên nhân gây bệnh Basedow
Basedow hiện nay là bệnh tự miễn có nguyên nhân theo thống kê bệnh phần lớn có liên quan đến di truyền khoảng 79%, phần còn lại do các yếu tố khác như tuổi tác, môi trường sống, cơ địa, giới tính, hóa chất có trong thực phẩm ăn uống hằng ngày.

4. Bệnh Basedow có nguy hiểm không?
Basedow đặt ra nguy cơ lớn cho hệ tim mạch. Thiếu điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng suy tim, suy kiệt, đặc biệt là cơn bão giáp - một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh.
5. Chẩn đoán bệnh Basedow
Chẩn đoán bệnh Basedow thường sử dụng các phương pháp như:
- Siêu âm tuyến giáp, siêu âm Doppler mạch tuyến giáp
- Xét nghiệm hormone
- Xạ hình tuyến giáp
- Điện tâm đồ
- Chụp X Quang
- Xét nghiệm men gan,...

6. Các biện pháp ngừa bệnh Basedow
Đối với những người đã trải qua bệnh, cần thực hiện các biện pháp để giảm rủi ro tái phát bệnh cường giáp tự miễn.
Cải thiện sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
- Xây dựng tâm lý tích cực, tránh căng thẳng.
- Ngừng hút thuốc lá và tránh chất kích thích có hại cho đường hô hấp.
- Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi và duy trì vệ sinh mắt hàng ngày.
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu iod và tránh sờ nắn vùng cổ quá mức.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh cường giáp như đã nêu trên, hãy đến các cơ sở y tế để thực hiện siêu âm tuyến giáp, giúp phát hiện sớm và có phương pháp điều trị chính xác cho bệnh này.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Mytour cam kết đem đến chất lượng chuyên môn cao với đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị hiện đại. Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh chuyên nghiệp, không gian an toàn, tiệt trùng. Hãy yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm khi bạn chọn Mytour.
Bạn có thể đến bất kỳ hệ thống Y tế Mytour nào trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.