1. Kiến thức cơ bản về suy giảm tĩnh mạch
Định nghĩa
Suy giãn tĩnh mạch ở chân không còn là bệnh lý xa lạ với nhiều người, thường liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Bệnh còn được gọi là giãn tĩnh mạch chân, suy giảm tĩnh mạch chi dưới,...
Theo các chuyên gia, căn cứ vào vị trí giải phẫu, bệnh lý này được phân loại thành 4 nhóm: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch không xác định,... Phần lớn bệnh nhân hiện nay đều có mức độ suy giảm tĩnh mạch ở mức độ nông.
Thực tế đã chứng minh, mọi đối tượng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, người cao tuổi, người béo phì hoặc thường xuyên phải đứng lâu, ít vận động là những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh. Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ thường cao hơn nam giới.
Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân
Bệnh xuất phát từ những nguyên nhân nào
Nguyên nhân của căn bệnh này bao gồm ba nhóm chính là bẩm sinh, tiên phát, thứ phát, đôi khi có những trường hợp không xác định được nguyên nhân. Ngoài ra có thể thấy, khi bệnh nhân gặp phải tình trạng suy van tĩnh mạch thì dễ dàng để lại biến chứng suy giảm tĩnh mạch.
Hiện nay, qua thống kê cho thấy, số lượng người mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, xác định được nguyên nhân gây bệnh là một trong những bước đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh cụ thể là:
Độ tuổi
Như đã đề cập, người cao tuổi là đối tượng thường có nguy cơ cao đối diện với suy giãn tĩnh mạch. Ở một độ tuổi nhất định, cơ thể chúng ta bắt đầu bị lão hóa, hệ thống các cơ quan suy giảm, khó phục hồi. Do đó, tỉ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi thường rất cao, chiếm phần lớn những đối tượng mắc bệnh. Vì vậy, phải có biện pháp phù hợp trong vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để hạn chế tối đa bệnh tật.
Cân nặng
Theo các chuyên gia, khi tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, họ cho rằng, người có thân hình béo phì thường dễ mắc phải tình trạng này. Giải thích điều này, các bác sĩ cho biết, béo phì thường dễ dàng dẫn đến một số bệnh về tim mạch, trong đó có suy giảm tĩnh mạch. Dần dần, tình trạng suy giảm tĩnh mạch sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Do lối sống
Môi trường làm việc căng thẳng, hoạt động vận động mạnh mẽ hoặc đứng lâu được coi là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Vì vậy, việc làm và vận động phải phù hợp với cơ địa, cũng như dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh lý này là do yếu tố di truyền.
Cần kiểm soát chế độ ăn uống để ngăn chặn việc tăng cân, béo phì
2. Nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Theo ý kiến của các chuyên gia, Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, mức độ bệnh,... Thực tế, phần lớn bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Do đó, không nên coi thường để tránh những hậu quả tiêu cực xảy ra.
Người bệnh gặp khó khăn khi vận động, thậm chí những tư thế đơn giản như đi lại. Đồng thời, các tĩnh mạch trở nên rõ ràng trên da, ảnh hưởng đến vẻ ngoài của họ.
Tĩnh mạch dễ bị tổn thương khi chịu va đập hoặc chấn thương. Đặc biệt, có thể hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch, vấn đề này có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.
Tình trạng viêm nhiễm khi da ở vùng bị giãn tĩnh mạch bị nhiễm trùng thường rất khó điều trị triệt để.
Bác sĩ kiểm tra và tư vấn về “bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không”
3. Biện pháp phòng tránh giãn tĩnh mạch
Để giải đáp thắc mắc “bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?”, mỗi người cần thiết lập cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý để có thể tự bảo vệ khỏi bệnh tật.
-
Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu Vitamin và chất xơ.
-
Uống đủ nước, trung bình một người trưởng thành cần 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
-
Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh để cân nặng vượt quá mức cho phép dẫn đến thừa cân, béo phì.
-
Tránh mang quần áo bó sát phần chân và sử dụng giày dép không phù hợp với kích cỡ. Lựa chọn giày dép có đế mềm, gót thấp, đảm bảo trọng lượng cơ thể đều đặn ở hai chân.
-
Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp, đối với người có tính chất công việc đứng nhiều nên thực hiện chạy tại chỗ để giảm thiểu áp lực lên hệ thống tĩnh mạch.
-
Tránh mang vác các vật nặng, vượt quá mức cho phép, bởi chúng thường tạo áp lực lên chân và dẫn đến quá tải hệ thống tĩnh mạch.
-
Tuyệt đối không xoa dầu nóng vào chân hoặc tắm nước quá nóng, chúng sẽ khiến cho tĩnh mạch bị giãn nỡ, làm giảm khả năng vận chuyển máu về tim.
Nên chọn bài tập phù hợp với thể lực để bảo vệ và nâng cao sức khỏe
Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu bệnh, mỗi cá nhân cần lựa chọn cơ sở uy tín và tiến hành thăm khám để sớm được điều trị, tránh kéo dài thời gian ủ bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm. Quá trình điều trị nên tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ và thực hiện đầy đủ liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất.