Hiện nay, một căn bệnh được coi là nan y đối với thế hệ trẻ, đó chính là bệnh “lười biếng” - một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể phá hủy tương lai của đất nước. Từ xa xưa đến nay, con người vẫn khen ngợi sự cần cù, siêng năng, và nói rằng chỉ có làm việc chăm chỉ mới thành công. Tuy nhiên, tình trạng lười biếng trong thế hệ trẻ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy bệnh lười biếng ở thế hệ trẻ biểu hiện ra như thế nào? Nguyên nhân là gì? Và làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh lười biếng ảnh hưởng đến sự thành công của giới trẻ (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân
Đầu tiên, lười biếng có thể đơn giản được giải thích là trạng thái không muốn làm gì cả, không thích tìm hiểu, không muốn cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ. Lười biếng ở thế hệ trẻ thường thể hiện qua việc luôn trì hoãn công việc, muốn hoãn lại mọi thứ cho đến gần deadline mới thực hiện; không muốn làm việc để kiếm tiền, và còn nhiều thói quen lười biếng khác. Nếu không tự giác tự thức, thì lười biếng sẽ trở thành một thói quen khó bỏ và khó khắc phục đối với thế hệ trẻ ngày nay.
Lí do dẫn đến sự lười biếng của giới trẻ ngày nay tăng cao như vậy là gì? Đó chính là thiếu lòng cầu tiến trong cuộc sống và công việc. Có thể do quen với cuộc sống thoải mái, hạnh phúc nên nhiều người cho rằng 'đủ' là đủ. Tuy nhiên, ngay cả tỷ phú Bill Gates - người giàu thứ hai thế giới cũng luôn làm việc chăm chỉ hàng ngày. Với những học sinh, sinh viên, sự lười biếng thể hiện qua việc không chịu tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng, kiến thức; lãng phí thời gian trong lớp học bằng cách sử dụng mạng xã hội, chơi game; không có kỷ luật trong học tập và sinh hoạt. Sinh viên còn lười suy nghĩ, thích giải trí hơn là học hỏi kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm.
Hậu quả
Hậu quả của sự lười biếng (Nguồn: Internet).
Giải pháp
Vì vậy, các bạn trẻ hãy tỉnh táo và tự nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển bản thân. Đừng để công nghệ hiện đại chi phối cuộc sống của bạn mà hãy biến nó thành công cụ để tiến bộ. Xây dựng thói quen tự lập từ khi còn nhỏ, luôn ham học hỏi và tham gia các hoạt động có ích để phát triển bản thân. Hãy đọc sách, đối mặt với thách thức, và lập kế hoạch cụ thể cho tương lai của bạn. Quyết tâm vượt qua những rào cản và sẵn lòng nhận lãnh sự dũng cảm. Tìm một người lãnh đạo tốt để hướng dẫn bạn và phát triển kỹ năng sống. Hãy chăm chỉ, khiêm tốn và lễ phép với những người đi trước. Đầu tư vào kỹ năng mềm, tiếng Anh và thể thao để cải thiện sức khỏe. Hãy tự giác và chịu trách nhiệm với bản thân mình.
Kết luận
Tóm lại, mỗi người cần nhận thức được hậu quả của sự lười biếng và lập kế hoạch để vượt qua. Hãy làm việc chăm chỉ, không ngừng phấn đấu và nhớ rằng 'trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng'.
Tác Giả: Trần Uyên Nhi