Xin chào! Bạn đã từng cảm thấy mình đang rất cố gắng nhưng kết quả lại không như mong đợi chưa? Khi nằm trên giường lướt TikTok, mạng xã hội, bỗng bạn phát hiện ra một cuốn sách hay hoặc xem một video truyền cảm hứng, truyền động lực cho bạn, tức thì bạn cảm thấy hứng khí thế, cảm thấy có rất nhiều năng lượng và đam mê, khao khát muốn đạt được thành công. Nhưng cái đam mê đó chưa tồn tại được mấy ngày thì bị dập tắt, bạn lại từ bỏ những thứ mình đang cố gắng để trở về lối sống bình thường trước đó, mặc dù chính bạn cảm thấy và nhận thức được rằng điều đó sẽ chẳng bao giờ giúp bạn tốt lên được. Nếu bạn đã và đang gặp tình trạng như vậy, có thể bạn mắc phải một căn bệnh mang tên “nỗ lực hư ảo” - một căn bệnh mà rất nhiều bạn trẻ cũng đều đang gặp phải.
'Nỗ Lực Hư Ảo' Có Thể Bắt Nguồn Từ Sự Thiếu Kế Hoạch Cụ Thể, Tuỳ Hứng Trong Hành Động
Dấu Hiệu Của Bệnh 'Nỗ Lực Hư Ảo'
- Nắm rõ ưu đãi sale trên Tiki, thấy những cuốn sách cực kỳ hấp dẫn, bìa sách đáng yêu, hoàn toàn phù hợp với sở thích của bạn. Vậy là bạn nhẹ nhàng đặt hàng, dần dà mua sách để lấp đầy tủ, nhưng suốt ngày viện lý do, hôm nay bận điều này điều kia, bận đi đâu đó nên chưa có thời gian. Có những lúc, bạn đặt mục tiêu đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhưng bạn nằm trên chiếc giường yêu quý của mình lướt điện thoại và rồi lại quên. Cứ thế mãi, số lần động vào đống sách đấy đếm trên đầu ngón tay hoặc thậm chí chưa động vào chúng đã mốc meo trên kệ sách vì lâu ngày không đọc đến.
- Kế hoạch lớn đã nghĩ ra nhưng chưa thực hiện, rồi lại bỏ dở giữa chừng.
- Lâu rồi hoặc hiếm khi mới làm được một việc tốt cho bản thân. Ví dụ như tập gym, đọc sách hoặc nghe diễn thuyết để đốt cháy nhiệt huyết nhưng sau đó phải đăng lên mạng xã hội khoe với mọi người.
Rất chăm chỉ tìm kiếm tài liệu, thấy cái gì hay ho, có ích đều lưu lại máy nhưng không bao giờ mở ra xem. Quan tâm đến việc phát triển bản thân, tham gia các hoạt động học tập nhóm, đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả, đầy nhiệt huyết nhưng sau đó chỉ lưu trữ chứ không áp dụng. Hoặc mong muốn chia sẻ tài liệu này tài liệu kia, tìm khắp nơi, lưu trữ trong máy nhưng không bao giờ mở ra xem và học.
- Rất ít khi làm được một việc tốt cho bản thân. Ví dụ như tập gym, đọc sách hoặc nghe diễn thuyết để đốt cháy nhiệt huyết nhưng sau đó phải đăng lên mạng xã hội khoe với mọi người.
- Chỉ vài ngày cố gắng đã trở lại trạng thái lười biếng.
- Lần mòn với các mục tiêu. Đứng núi này trông núi nọ.
- Muốn đạt thành tích tốt nhưng lại dành thời gian xem phim, chơi game, lướt TikTok,...
- Đam mê tham gia các khóa học từ miễn phí cho đến có phí nhưng đến giờ học lại hết đam mê. Gặp các quảng cáo khóa học trên mạng với rất nhiều học viên có thành tích xuất sắc, bạn hào hứng mua ngay, mai lại gặp một khóa khác bạn khác. Bạn đăng ký đủ thứ hay ho trên đời cùng với quyết tâm mãnh liệt, bài đầu tiên “Ơ thầy cô này dạy hay thế, dạy dễ hiểu quá …”. Học được vài hôm, bạn vứt một xó không thèm động tới, hết hạn thì thôi.
- Quyết tâm lên kế hoạch, đặt mục tiêu vào ban đêm nhưng sáng ngủ đến 9-10h.
- Chạy theo thành tích của người khác. Hôm nay lên mạng thấy bạn bè đăng story khoe chứng nhận này, thành tích kia, bạn về nhà cũng lên mạng mày mò, tìm kiếm để được như người khác, hay còn muốn hơn họ. Nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, bạn lại nản chí và rồi muốn bỏ lướt.
Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là do đâu?
-
- Nguyên nhân đầu tiên và một số chính là lười biếng
Hôm qua bạn dự tính rằng sáng mai sẽ dậy sớm tập dục, học từ mới, nhưng sáng mai bạn lại bị chiếc giường êm ấm của bạn cộng thêm cơn buồn ngủ đánh gục, và cứ thế kế hoạch lại bị để dành cho ngày mai, ngày kia và sau nhiều lần “để mai tính, để mai làm” như thế, kế hoạch dần trôi vào diễn đàn
- Hành động không có kế hoạch cụ thể
Hôm nay ngồi lướt TikTok, bốn phương xa xăm, nhớ việc chưa xong, đang tập thể dục nhớ phải nộp deadline, rồi bỏ dở công việc, sự vội vã và dở dang, cuối cùng chẳng có gì đâu vào đâu.
- Tứ phía mây mù, Núi này trông núi kia.
Đặt quá nhiều mục tiêu cao so với khả năng, tham gia khóa học này lại thấy khóa khác hấp dẫn hơn, làm việc này lại thích việc khác vì thú vị hơn, điều này khiến bạn thất bại trong việc phát triển bản thân.
Tác hại của tình trạng 'nỗ lực ảo'
- Nỗ lực không đúng cách làm bạn tiến chậm.
Bạn cảm thấy cần thay đổi, phát triển nhiều mặt, muốn sống tốt hơn, hiểu biết nhiều phương pháp làm việc, học tập hiệu quả hơn và được tư vấn mua sách đọc, tham gia học kỹ năng nhưng vẫn bận rộn, gia đình, bạn bè,... và cuốn sách vẫn đứng đó không đổi, tiêu tiền vào học nhưng không học thì ngày qua ngày bạn chưa thay đổi tích cực, bạn vẫn đứng im như trước. Xã hội luôn tiến bộ, còn bạn vẫn đứng yên tức là bạn đang lùi.
- Bệnh này cũng làm giảm hiệu quả công việc
Còn một tuần nữa là thi học kì, kỳ thi gồm 7 môn, ban đầu bạn lên kế hoạch ôn tập, mỗi ngày ôn 1 môn, bản kế hoạch trông có vẻ hoàn hảo và bạn cảm thấy như đạt được thành tựu gì to lớn khi vừa lập xong kế hoạch ôn tập cho cuộc thi, bạn tự thưởng cho bản thân ngồi xem phim, bộ phim cuốn hút bạn hết ngày qua ngày khác. Rồi bạn chợt nhận ra chỉ còn 3 ngày nữa là thi rồi, bạn cuồng cuộng ôn thi cho 7 môn học. Như vậy mỗi ngày bạn phải ôn tận 2-3 môn, sự chênh lệch thời gian này cũng cho thấy hiệu quả ôn tập sẽ giảm đi đáng kể so với kế hoạch ban đầu. Khi ôn tập với thời gian ngắn ngủi vậy, bạn phải bỏ qua một số phần, tâm lý bạn căng thẳng và suy nghĩ đến việc học tủ và làm phao thi bắt đầu xuất hiện. Và hậu quả thì chắc hẳn bạn cũng biết rồi đó.
- Một số hậu quả tồi tệ khác của căn bệnh này trong các lĩnh vực: sức khỏe, học hành,...
Làm thế nào để chữa khỏi căn bệnh này đây?
Khoan, nếu bạn đã đọc đến đây thì bạn cần phải hành động ngay bây giờ nếu không bạn sẽ lại tiếp tục quay lại vòng lặp của căn bệnh đó và sẽ mãi không thoát ra khỏi nó.
Ảnh: tìm kiếm
- Hãy đặt ra mục tiêu và chia nhỏ mục tiêu để thực hiện, việc này giúp bạn không cảm thấy quá sức và phần chia phù hợp với bản thân. Ví dụ như bạn đặt mục tiêu mỗi ngày đọc sách 1 tiếng, thì ngay bây giờ bạn lấy cuốn sách bạn cảm thấy hứng thú ra đọc ngay, khi bạn hoàn thành xong mục tiêu đó bạn lại tiếp tục đặt mục tiêu khác và làm nó, dần dần bạn hình thành thói quen làm việc hiệu quả và sẽ hoàn thành mọi việc mà mình đặt ra trước đó mà không phải đợi tới ngày mai rồi cuối cùng chả có ngày nào bạn động tới nó.
- Chọn nơi yên tĩnh để học và dọn bàn học của mình thật sạch sẽ, nó sẽ giúp bạn tập trung hơn
- 'Cai' ngay những trò giải trí không cần thiết, hãy tắt hết youtube, facebook, tiktok, instagram, .. và hãy coi nó là phần thưởng khi học xong
- Loại bỏ ngay thói quen tích lũy bừa bãi.
- Giảm bớt mơ mộng và tham lam. Quan trọng nhất, hãy tìm cho mình một bạn đồng hành, hoặc một người hướng dẫn để chỉ đường cho những bước đi của bạn. Thay đổi tư duy, thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời.