1. Triệu chứng của bệnh tăng giáp
Tăng giáp là một hội chứng, thực tế có nhiều bệnh lý có thể gây ra căn bệnh này như viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp, bướu cổ,… Tuyến giáp sản xuất hormone quá mức, đặc biệt là thyroxin và triiodothyronine, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, triệu chứng của bệnh cũng rất đa dạng ở nhiều cơ quan,…
Bệnh tăng giáp thường phổ biến hơn ở phụ nữ
Các triệu chứng phổ biến nhất của người mắc bệnh tăng giáp bao gồm:
1.1. Sợ nóng
Người mắc bệnh tăng giáp thường sợ nhiệt độ cao, thời tiết nóng nực. Đôi khi nhiệt độ cơ thể kết hợp với nhiệt độ môi trường khiến họ luôn cảm thấy nóng bức, cơ thể mệt mỏi, mất nước.
1.2. Tim đập nhanh
Triệu chứng rõ nhất là tim đập mạnh, nhanh trong ngực, khi biểu hiện này nghiêm trọng hơn người bệnh có thể cảm thấy khó thở, đau ngực.
1.3. Tiêu chảy
Hoạt động ruột bị ảnh hưởng, dẫn đến tiêu chảy, mất nước kéo dài.
1.4. Tăng tiết mồ hôi
Sự rối loạn hoạt động của tuyến tiết mồ hôi kết hợp với thân nhiệt cao khiến bệnh nhân thường xuyên ra mồ hôi, kể cả khi đang nằm xuống hay không vận động.
Người mắc bệnh tăng giáp thường giảm cân nhanh chóng
1.5. Giảm cân
Bệnh nhân tăng giáp có thể duy trì chế độ ăn bình thường, thậm chí còn ăn nhiều hơn mà vẫn không thể tăng cân. Thậm chí, họ có thể giảm nhiều kg chỉ trong vài tháng, do dinh dưỡng được sử dụng cho quá trình chuyển hóa quá mức, gây ra thiếu hụt cho những nhu cầu khác của cơ thể.
1.6. Thay đổi tính tình
Bệnh tăng giáp cũng tác động đến tâm trạng và tính cách của bệnh nhân, họ dễ căng thẳng, cáu kỉnh hơn.
1.7. Bướu cổ
tuyến giáp ở vùng cổ bị phình to, tạo thành bướu cổ, tình trạng này khác biệt so với bướu cổ do thiếu iot.
1.8. Run tay
Triệu chứng run tay ở bệnh nhân tăng giáp không thể tự điều khiển, biên độ nhỏ nhưng tần suất cao. Bằng mắt thường khó phát hiện, bạn có thể đặt tờ giấy lên mu bàn tay để quan sát dao động của tờ giấy.
2. Bệnh tăng giáp có nguy hiểm không?
Hormon của tuyến giáp tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể, vì vậy sự rối loạn ở cơ quan này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát.
Vậy bệnh tăng giáp có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị kịp thời và tuân thủ phác đồ chính xác, người mắc bệnh tăng giáp có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tăng giáp là về tim mạch
Biến chứng về tim mạch
Tim đập nhanh chỉ là một trong những dấu hiệu mà người mắc bệnh tăng giáp có thể cảm nhận, nhưng những biến chứng đe dọa hơn bao gồm rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ,…
Về mặt nguy hiểm, bệnh tăng giáp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như biến chứng về tim mạch, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
Suy xương
Sự tăng hoạt động của hormon tuyến giáp có thể gây ra sự cản trở đối với quá trình hoạt động của canxi và xương, dẫn đến tình trạng suy xương, yếu xương, dễ gãy xương. Việc bổ sung canxi và chăm sóc sức khỏe xương là rất quan trọng trong điều trị và phòng tránh những biến chứng từ bệnh tăng giáp.
Biến chứng cơn bão giáp
Khi hormone tuyến giáp tăng cao, các triệu chứng bệnh trên sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đột ngột. Trong trường hợp này, tính mạng của người bệnh có thể gặp nguy hiểm nếu không được cấp cứu y tế kịp thời và điều trị nguyên nhân đúng.
Biến chứng ở mắt
Nếu bệnh cường giáp không được điều trị hiệu quả, có thể gây ra nhiều vấn đề cho mắt, bao gồm mắt lồi, phình to, đỏ, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng,…
Người mắc bệnh tăng giáp thường bị mắt lồi, giảm thị lực
Trị bệnh tăng giáp không chỉ là giảm hoạt động của tuyến giáp và hormone mà còn phải đảm bảo theo dõi và phòng tránh biến chứng về tim mạch vì đây là biến chứng thường gặp và rất nguy hiểm.
3. Có thể chữa khỏi bệnh tăng giáp không?
Ngoài việc quan tâm đến việc bệnh tăng giáp có nguy hiểm không, nhiều bệnh nhân còn lo lắng về việc liệu bệnh có thể chữa khỏi hay không.
Điều trị bệnh tăng giáp có thể kéo dài với việc sử dụng thuốc và theo dõi thường xuyên, tuy nhiên người mắc bệnh hoàn toàn có thể hồi phục nếu phát hiện sớm và tuân thủ đúng phương pháp điều trị. Hiện nay, có 4 phương pháp chính để điều trị tăng giáp tùy theo mức độ bệnh là: điều trị triệu chứng, sử dụng thuốc kháng giáp, dùng iod phóng xạ và phẫu thuật.
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tăng giáp mức độ nhẹ và vừa sẽ được điều trị bằng thuốc. Tỉ lệ hồi phục bệnh bằng phương pháp nội khoa sau 1 - 2 năm dao động từ 40 - 70%. Tuy vậy, vẫn có tỷ lệ người bệnh tái phát sau khi chữa khỏi, vì vậy cần phải tái khám bác sĩ 3 tháng 1 lần trong năm đầu tiên để kiểm tra. Sau khi bình phục, bạn có thể không cần phải kiểm tra quá thường xuyên, thường chỉ cần 1 lần/năm để kiểm tra và ngăn ngừa tái phát.
Những người bệnh được điều trị bằng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật vẫn có thể tái phát bệnh nếu không cắt bỏ hết tuyến giáp. Khi bệnh tái phát, thường sẽ sử dụng thuốc kháng giáp hoặc iod phóng xạ.
Sử dụng thuốc là phương pháp ưu tiên trong điều trị bệnh tăng giáp
Ngoài các phương pháp điều trị trên, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cũng rất quan trọng với người mắc bệnh tăng giáp. Đặc biệt, có nhiều loại thực phẩm giúp kiểm soát hoạt động của tuyến giáp, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Nhóm thực phẩm tốt bao gồm:
-
Rau cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ,…
-
Hoa quả giàu chất chống oxy hóa như kiwi, dâu tây, việt quất, cải mâm xôi, cà chua,…
-
Omega 3 có trong cá hồi và các loại cá béo, quả óc chó, dầu ô liu,…
-
Kẽm được cung cấp từ hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạnh nhân.
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi giúp chắc khỏe xương như sữa chua, sữa ít béo, phô mai,…