1. Bệnh u nang baker là gì?
Tình trạng u nang baker hay còn gọi là nang hoạt dịch vùng khoeo chân và thường được mô tả là sự xuất hiện của dịch khớp hay hoạt dịch. Trong khi đó, hoạt dịch có nhiệm vụ bôi trơn và nuôi dưỡng khớp. Tuy nhiên, nếu dịch khớp tích tụ quá nhiều có thể tạo điều kiện để vùng phía sau của đầu gối hình thành nên những khối u lành tính. Hiện tượng này sẽ khiến đầu gối bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau thắt cũng như phình to.
Giải đáp thắc mắc: U nang baker là bệnh gì?
Đặc biệt, bệnh lý này thường có nguy cơ cao xảy ra ở những đối tượng từng mắc phải những bệnh lý liên quan đến khớp xương. Điển hình như bị gãy xương, đứt dây chằng, viêm cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm xương, viêm khớp do bệnh gout, vùng gối bị chấn thương khiến sụn rách,… Theo bác sĩ, tình trạng nang hoạt dịch vùng khoeo chân không gây nguy hại đến tính mạng bệnh nhân vì chúng hoàn toàn không có khả năng diễn tiến thành ung thư.
Thực tế, với những trường hợp nhẹ, tình trạng nang hoạt dịch ở vùng khoeo chân với diện tích nhỏ hoàn toàn không tác động nhiều đến khả năng hoạt động của khớp gối. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không điều trị để ngăn chặn sự tích tụ của hoạt dịch sẽ khiến kích thước nang ngày một lớn hơn kèm theo tình trạng căng tức. Điều này cũng khiến khoeo chân chịu thêm nhiều áp lực và gây ra cảm giác đau.
2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh u nang baker
Theo một số nghiên cứu cho thấy, không phải ai mắc phải bệnh u nang baker đều xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những biểu hiện của bệnh có thể diễn tiến một cách rất mờ nhạt. Do đó, việc nhận biết và phát hiện bệnh thường gặp nhiều khó khăn. Trong đó, một số dấu hiệu được xem là cảnh báo bệnh bao gồm:
-
Vùng phía sau đầu gối có cảm giác đau kèm căng thẳng.
Phần khoeo chân có dấu hiệu đau và căng thẳng
-
Khớp xương có dấu hiệu tê cứng, đồng thời mất dần khả năng thực hiện động tác gập đầu gối. Đây cũng được xem là một triệu chứng cho thấy tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng hơn sau khi khối u nang hoạt dịch đã phát triển với kích thước quá lớn gây cản trở sự chuyển động của khớp gối.
-
Sờ và cảm nhận được những khối u hình tròn nhỏ tồn tại ở phía sau gối. Thể tích của những khối u này thường thay đổi (tăng hoặc giảm) hoặc có thể mất hẳn khi người bệnh giữ cơ thể trong tư thế gấp cẳng chân.
-
Khi siêu âm có thể xác định được chính xác vị trí cũng như kích thước của các khối u nang. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để kết luận mức độ tổn thương ở sụn chêm hoặc sụn khớp do nguyên nhân nào gây ra.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh u nang baker
Mặc dù tình trạng u nang baker có thể nhận biết dựa trên một số triệu chứng lâm sàng nhưng một số trường hợp các biểu hiện của bệnh diễn ra khá âm thầm nên quá trình chẩn đoán bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Để xác định chính xác vấn đề sức khỏe của bệnh nhân có phải là nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay không, bác sĩ có thể sử dụng một trong những kỹ thuật chẩn đoán sau đây:
3.1. Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết các bệnh nhân mắc phải bệnh lý này đều ít nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể. Vì thế, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, không quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo bệnh. Theo thời gian, các khối u nang sẽ dần lớn hơn và dễ dàng nhận thấy vết sưng và cảm thấy căng cứng, đau tức, khó gập chân lại. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, khối u nang phát triển với kích thước quá lớn có thể dẫn đến tình trạng vỡ. Điều này cũng khiến bệnh nhân phải gánh chịu những cảm giác sưng, đau và để lại vết lõm sau khi vết thương đã lành.
Bệnh nhân gặp khó khăn khi gập chân lại
3.2. Kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh
Một số phương pháp của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được lựa chọn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bao gồm: sử dụng siêu âm và chụp X-quang vùng khớp gối. Hai phương pháp này sẽ giúp bác sĩ thu thập được những hình ảnh cụ thể nhất ở vùng khoeo chân. Nhờ đó, họ có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng nang hoạt dịch vùng khoeo chân, đồng thời thực hiện ước lượng thể tích, kích thước của các khối u nang này.
Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc sử dụng kỹ thuật hình ảnh MRI nhằm loại bỏ một số yếu tố khác như bệnh nhiễm trùng, bệnh gout,...
4. Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh
Mặc dù tình trạng u nang baker không gây thiệt hại về tính mạng nhưng những ảnh hưởng do bệnh lý này để lại cũng tác động nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, việc điều trị hoặc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người. Vậy các giải pháp chữa trị bệnh là gì? Nên làm gì để ngăn ngừa bệnh? Để được giải đáp một cách tường tận, bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây:
4.1. Phương pháp điều trị
Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp điều trị khả thi và phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Đối với những trường hợp bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của tương đối nhẹ thì người bệnh nên dành vài ngày để nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.
Ngược lại, với những bệnh nhân bị đau và sưng quá trầm trọng, bác sĩ thường sử dụng thanh nẹp để cố định đầu gối nhằm hạn chế khả năng co duỗi đầu gối quá mức. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, trị sưng, kháng viêm cũng rất cần thiết.
Người bệnh nhẹ nên nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe
Nếu việc nghỉ ngơi và sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả trong điều trị thì nguy cơ cao bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng giải pháp tiêm Corticosteroid hoặc chọc hút dịch. Hai phương pháp này có tác dụng giảm triệu chứng viêm và khả năng tiết dịch ở khoeo chân. Tuy nhiên, với trường hợp u nang baker có kích thước quá lớn hoặc có biểu hiện chảy nước thì bệnh nhân sẽ được ưu tiên phẫu thuật nằm cắt bỏ khối u.
4.2. Giải pháp ngừa bệnh
Sau khi điều trị bệnh hiệu quả và sức khỏe đã hồi phục, bệnh nhân không nên chủ quan mà vận động quá mức. Đồng thời, để phòng ngừa bệnh về sau, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:
-
Đảm bảo giữ cân nặng ở mức phù hợp với chỉ số khối cơ thể (BMI) để hạn chế gây áp lực cho khoeo chân.
-
Xây dựng thói quen tập luyện thể dục nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị chấn thương hoặc viêm khớp.
-
Với những bệnh nhân đã điều trị bệnh thành công, nên tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe.
-
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc bỏ thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Với những chia sẻ trên đây, những vấn đề xoay quanh bệnh u nang baker đã được giải đáp rất chi tiết. Do đó, bạn đọc đừng quên lưu lại bài viết, chia sẻ cho những người thân để cùng nhau tìm hiểu và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé.