Ít ai biết, 'tử' trong Tử Cấm Thành còn mang ý nghĩa từ thành ngữ 'tử khí đông lai'.
Tử Cấm Thành, nơi kiến trúc hoành tráng của hai triều đại Minh - Thanh (Trung Quốc). Mỗi người đến đây đều ấn tượng với tường đỏ ngói vàng.
Tử Cấm Thành, hay Cố cung, hiện có hơn 9.000 căn phòng lớn nhỏ, được bao bọc bởi bức tường đỏ cao hơn 10 mét.
Vì sao lại gọi là 'Tử Cấm Thành' khi mọi nơi trong Cố cung đều rực rỡ màu đỏ?


Trong tiếng Trung Quốc, từ 'tử' trong Tử Cấm Thành mang ý nghĩa màu tím. Nhiều người tò mò vì sao không chọn từ 'xích' hoặc 'hồng' (cả hai đều có nghĩa là màu đỏ) mà lại chọn 'tử' có màu sắc không tương xứng!
Theo nghiên cứu, 'tử' trong Tử Cấm Thành không chỉ là màu sắc, mà còn biểu thị quyền uy và sự trang nghiêm.
Tử Cấm Thành đại diện cho cấm địa của Hoàng cung. Màu tím tượng trưng cho tinh tú, ánh sáng của vì sao trên trời, không chỉ đơn giản là màu tím.
Vì sao tường thành trong Cố cung thường mang màu đỏ? Bởi màu đỏ hòa quyện với vàng kim - màu của Hoàng gia Trung Quốc xưa. Tạo nên một kinh thành xa hoa, tráng lệ, nổi bật giữa kinh đô, đồng thời cũng toát lên sự trang nghiêm, khiến người ta phải kính trọng.


Ít ai biết rằng, 'tử' trong Tử Cấm Thành mang ý nghĩa từ thành ngữ 'tử khí đông lai'.
Câu chuyện 'tử khí đông lai' bắt nguồn từ truyền thuyết về Lão Tử khi đi qua Hàm Cốc quan, hay còn gọi là đèo Hàm Cốc. Khi đó, Doãn Hỉ nhìn thấy luồng khí màu tím (tử khí) bắn ra từ phía đông, biết rằng sắp có thánh nhân đi qua đèo. Và đúng như vậy, Lão Tử trên chiếc trâu xuất hiện ở phía đông. Người xưa tin rằng đây là dấu hiệu của may mắn.
Hàm Cốc quan là một đèo quan chiến lược, giữa tuyến đường chia cắt thung lũng sông Hoàng Hà và Vị Hà - nơi khai sinh ra văn minh Trung Quốc và là trụ sở của nhiều triều đại Hoàng đế, Tây An. Nằm ở bờ phía nam sông Hoàng Hà, về phía đông của Ngạc Nhĩ Đa Tư tại đầu Đồng quan, Thiểm Tây.


Ngoài ra, 'tử' trong Tử Cấm Thành cũng biểu thị sự quý phái, vị thế cao nhất của Hoàng cung.
Được biết, nguyên liệu có chứa màu tím vào thời điểm đó rất quý giá. Việc nhuộm màu tím cho vải phải trải qua nhiều công đoạn khó khăn. Do đó, không phải ai cũng có thể mua và mặc quần áo màu tím. Trong xã hội xưa, nhiều quan thần cấp cao chọn màu tím vì nó tượng trưng cho địa vị quý phái, giàu có.
Vì vậy, tên gọi Tử Cấm Thành không chỉ đơn giản là về màu sắc, cũng không chỉ là về việc chọn màu đẹp để đặt tên, mà hoàn toàn mang ý nghĩa sâu xa hơn. Điều này thể hiện sự uyên bác, sâu sắc trong tư tưởng và kiến thức văn tự của người Trung Quốc xưa.
Tính hiện diện của Tử Cấm Thành đại diện cho quyền lực tối thượng của triều đại Hoàng gia Minh - Thanh. Quy tắc vô cùng nghiêm ngặt, khiến người dân thường khó tiếp cận Hoàng cung. Chỉ một số quan võ lớn mới được phép vào cung để thượng triều, thảo luận về những vấn đề quan trọng.
Nguồn: Sohu
https://afamily.vn/giai-ma-ten-goi-tu-cam-thanh-cua-co-cung-tuong-do-ngoi-vang-nhung-lai-dung-chu-tu-mang-y-nghia-mau-tim-20220627131132536.chn