'Cánh cửa địa ngục' là gì và vì sao ngọn lửa không bao giờ tắt?
'Cánh cửa địa ngục' có chiều rộng 70m, chiều sâu gần 20m, được biết đến với tên gọi khác là miệng núi lửa khí Darvaza, xuất hiện đột ngột vào năm 1971. Nhiều giả thuyết cho rằng 'Cánh cửa địa ngục' được kích hoạt khi giàn khoan Liên Xô dưới đáy mỏ khí bị sập, gây rò rỉ khí metan độc hại ra ngoài. Các nhà khoa học Liên Xô đã quyết định đốt cháy lỗ hổng này, dự kiến rằng khí sẽ cháy trong vài tuần. Tuy nhiên, 'Cánh cửa địa ngục' vẫn tiếp tục bùng cháy suốt hơn 50 năm và trở thành điểm du lịch hàng đầu của Turkmenistan.
Tuy nhiên, một số nhà địa chất Turkmen tin rằng miệng núi lửa này đã tồn tại trước khi Liên Xô quyết định đốt cháy vào ít nhất một thập kỷ và không có sự phun trào cho đến những năm 1980. Turkmenistan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới, chỉ sau Triều Tiên, vì vậy việc tìm kiếm thông tin chính xác về 'Cánh cửa địa ngục' là không thể.
Ngày nay, 'Cánh cửa địa ngục' đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách quốc tế mạo hiểm đến nước cộng hòa cũ của Liên Xô. Tuy nhiên, đồng thời cũng là một nguy cơ môi trường, thải ra lượng lớn CO2 và metan, cả hai đều là loại khí nhà kính mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong một ngôi làng gần đó với khoảng 350 người.
Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov, người đã lãnh đạo Turkmenistan trong nhiều thập kỷ, đã ra lệnh cho các chuyên gia cố gắng dập tắt ngọn lửa từ năm 2010 nhưng không thành công. Và vào đầu năm 2022, ông đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia và yêu cầu chính phủ của mình để 'Cánh cửa địa ngục' tiếp tục cháy mãi mãi, vì cho rằng việc đốt cháy khí tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả môi trường và sức khỏe của cư dân xung quanh. Nơi này trở nên nổi tiếng trên mạng vào năm 2019, sau khi tổng thống Berdymukhamedov đăng video lái xe qua sa mạc gần miệng núi lửa.
Turkmenistan hiện là quốc gia có dự trữ khí đốt tự nhiên lớn thứ tư trên thế giới. Kinh tế của đất nước chủ yếu phụ thuộc vào việc xuất khẩu khí đốt. Ở Darvaza, khí đốt tự nhiên dường như không ngừng tràn vào miệng núi lửa, điều này cho thấy khu vực dưới đất có thể chứa một lượng lớn dự trữ.
Về mặt khí nhà kính và rò rỉ khí metan, đây cũng là những vấn đề đáng lo ngại, nhưng việc dập tắt 'Cánh cửa Địa ngục' cũng không thể cứu được Trái Đất. Một cách để hình dung về hố lửa Darvaza là như một nhà máy điện sử dụng khí khác - và có hàng trăm nhà máy như vậy trên toàn cầu. Vụ rò rỉ khí tự nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử được cho là vụ nổ ở Aliso Canyon vào năm 2016 tại California, khiến gần 100.000 tấn khí metan thải ra không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính lớn hơn nhiều so với vụ tràn dầu BP ở Vịnh Mexico vào năm 2010.
Theo công ty giám sát Kayrros SAS, Turkmenistan chiếm 31/50 lượng khí metan thải ra mạnh nhất thế giới từ các hoạt động khai thác dầu khí trên đất liền vào năm 2019. Tổng lượng khí thải metan của Turkmenistan chỉ sau Nga, Hoa Kỳ, Iran và Iraq, mặc dù dân số chỉ có sáu triệu người.