1. Xét nghiệm HPV là gì, tại sao lại cần thực hiện
Xét nghiệm HPV là một phương pháp được bác sĩ sử dụng để xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể người bệnh. Từ kết quả của cuộc xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp với tình hình sức khỏe tử cung của từng người. Thực hiện xét nghiệm giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư trước khi bệnh biến chuyển nặng, nhờ đó tỉ lệ ngăn chặn và điều trị thành công cao hơn.
Phương pháp xét nghiệm này tuy không giúp bác sĩ chẩn đoán xem bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không, nhưng có thể đánh giá được nguy cơ ung thư do HPV gây ra. Một số loại virus HPV (chủng 16 và chủng 18) có khả năng gây ung thư cao và việc phát hiện sớm có thể giúp bác sĩ đưa ra các biện pháp hợp lý trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn.
Chủng 16 và 18 HPV có khả năng gây ra ung thư cao
Quá trình ủ bệnh của HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung thường kéo dài đến 10 năm nên rất khó phát hiện. HPV thường sẽ tự làm sạch ra khỏi cơ thể trong vòng một đến vài năm. Việc xét nghiệm HPV định kỳ cũng giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh và bảo vệ sức khỏe.
2. Ai nên tiến hành xét nghiệm HPV?
Xét nghiệm HPV thích hợp trong những trường hợp sau đây:
-
Có những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm HPV như ngứa, rát vùng kín, nổi mụn sinh dục,... Nếu bạn đang gặp vấn đề viêm nhiễm vùng kín, bạn cần phải điều trị trước khi thực hiện xét nghiệm HPV.
-
Trước khi tiêm phòng HPV, nếu bạn đã có hoạt động tình dục trước khi tiêm, bạn nên thực hiện xét nghiệm HPV trước. Vì tiêm phòng không thể chữa trị bệnh.
-
Những người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tử cung.
3. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm HPV hiện nay
Bác sĩ thường yêu cầu bạn thực hiện đồng thời xét nghiệm HPV và xét nghiệm PAP - một xét nghiệm giúp phát hiện tế bào ung thư. Mẫu xét nghiệm này được lấy bằng cách phết dịch trong ống cổ tử cung.
Dụng cụ để chứa và lấy mẫu xét nghiệm HPV là dụng cụ sử dụng một lần
Sau khi khám phụ khoa, quy trình lấy mẫu xét nghiệm sẽ được tiến hành như sau:
-
Bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn lấy mẫu. Hai chân mở rộng, gối hơi co lại và bàn chân sẽ được đặt trên bàn đạp hỗ trợ.
-
Bác sĩ sẽ sử dụng một loại dụng cụ mỏ vịt đưa vào bên trong âm đạo giúp cho âm đạo mở rộng hơn, nhờ đó bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy bên trong tử cung.
-
Bác sĩ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm là 1 phần nhỏ của tế bào ở bên trong phần cổ tử cung của bệnh nhân.
-
Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình xét nghiệm phần mẫu tế bào được lấy ra để quan sát ở phía dưới kính hiển vi.
Việc lấy mẫu xét nghiệm hoàn toàn không gây đau đớn hay khó chịu, bạn có thể thả lỏng người để quá trình tiến hành nhanh chóng hơn. Sau khi kết thúc việc lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn thời gian nhận kết quả.
Dựa vào kết quả của việc xét nghiệm HPV, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp với tình hình sức khỏe của bạn.
-
Theo dõi sức khỏe và xét nghiệm định kỳ: Nếu kết quả bạn nhận được là âm tính trong cả 2 xét nghiệm HPV và Xét nghiệm PAP, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra những lời khuyên chăm sóc để duy trì sức khỏe tử cung, đồng thời khuyến cáo xét nghiệm lại trong vòng 3 - 5 năm sau.
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp
-
Tiến hành các phương pháp khám và xét nghiệm thăm dò bổ sung.
4. Lưu ý trước và sau khi thực hiện xét nghiệm
Mặc dù bạn không cần chuẩn bị quá kỹ lưỡng cho việc xét nghiệm HPV, nhưng bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo kết quả chính xác:
-
Không nên đi xét nghiệm khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên đợi cho đến khi kinh nguyệt kết thúc từ 3 - 5 ngày.
-
Trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm, hãy cố gắng tránh các hoạt động tình dục hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc đặt âm đạo nào.
Tâm trạng thoải mái giúp cho quá trình xét nghiệm diễn ra suôn sẻ hơn
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý mặc quần áo rộng rãi, dễ thay để thuận tiện cho việc lấy mẫu xét nghiệm. Bạn có thể mang khẩu trang nếu cần. Sau khi hoàn thành quá trình lấy mẫu, bạn có thể ngồi nghỉ từ 15 - 30 phút tại bệnh viện để ổn định sức khỏe và tinh thần. Sau đó, mọi hoạt động hàng ngày có thể tiếp tục bình thường.