

Đạn di chuyển với tốc độ kinh ngạc, bạn không thể nhìn thấy được. Cảnh sát thường sử dụng đạn vòng 9mm, tốc độ lên đến 1448km/h, loại 5.56mm của súng trường Mỹ có tốc độ 3291 km/h. Súng AK của Nga và súng máy hạng nặng của Mỹ sử dụng đạn vòng 7.62mm, tốc độ 2.963km/h. Đạn 9mm nhỏ nhưng mang lại năng lượng 542J, loại 5,56mm mang 1763J và đạn 7.62mm có 3525J.

Khi viên đạn xâm nhập vào cơ thể, năng lượng của nó sẽ làm tổn thương mô mềm. Khi đạn xâm nhập, lớp thịt bị giãn ra tạo thành khoang trống, nhưng nó sẽ co lại ngay lập tức. Quá trình này gây tổn thương dây thần kinh, mạch máu bị đứt lìa, và cơ bắp bị nát tan. Đạn có thể làm tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.

Trong phim hành động, nhân vật thường bị bắn vào tay hoặc chân, sau đó cố gắng cầm máu và tiếp tục chiến đấu. Nhưng khi bị bắn vào vai, đặc biệt là vào xương, tình hình rất nghiêm trọng. Đạn bay nhanh và phân mảnh khi va vào xương, gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Khi đạn va vào xương, thường có thể dội ngược vào trong cơ thể và gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng. Cơ thể chúng ta phản ứng tức thì khi có dị nguyên xâm nhập, như sau khi bị bắn, mạch máu sẽ bị đứt lìa và cơ thể cố gắng bơm nhiều máu đến vùng lân cận để tránh hoại tử mô. Do đó, chúng ta thường thấy máu chảy lênh láng khi bị trúng đạn.

Cách sống sót khi bị trúng đạn
Mặc dù trúng đạn là rất nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể sống sót nếu được cấp cứu kịp thời. Mất máu quá nhanh có thể khiến bạn tử vong chỉ trong vài phút hoặc vài giây. Cách tốt nhất để sống sót khi bị bắn là cố gắng kiểm soát máu, ngăn chúng chảy ra ngoài càng ít càng tốt.

Có cách nào để ngăn chặn điều này không? Đúng vậy, hãy thử dùng một miếng vải hoặc xé áo để băng bó vết thương, băng vừa đủ chặt và duy trì áp lực liên tục. Nếu bị bắn vào chi, cũng băng bó như vậy và cố gắng nâng chi lên cao hơn vị trí của tim để giảm thiểu việc mất máu. Sau khi xử lý sơ bộ, hãy đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Nếu quãng đường quá xa, hãy cố gắng duy trì áp lực và đừng tháo băng - bất kể máu có chảy đến mức nào.

Ngoài việc tự cầm máu bằng băng bó, trong phim thường có những biện pháp khác như sử dụng nhiệt để cầm máu, thực chất là đốt và tạo thành nút bít ngay đầu mạch máu khiến máu không thể chảy ra thêm. Phương pháp này chỉ phù hợp cho một số loại vết thương, nếu không khéo bạn có thể làm bỏng vùng da xung quanh. Và nếu thực hiện không đảm bảo, những vết bỏng có thể gây nhiễm trùng và là nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong thay vì chết do mất máu.

Nếu máu vẫn chảy không ngừng, thì phải làm sao? Khi đã thử cả 2 cách mà vẫn không ngừng, đến lúc thực hiện các biện pháp cuối cùng... Nếu bị thương ở tay hoặc chân, bạn sẽ dùng 1 cây gậy và tấm vải dài. Dùng 1 đầu vải để buộc phía trên vết thương, đầu còn lại quấn vào thanh gậy, tiếp theo bạn cố xoay thanh gậy theo vòng tròn như một tay quay. Điều này sẽ thắt chặt vải quanh chi của bạn đến mức cao nhất - tuy rất đau nhưng bạn phải cố chịu đựng nếu không muốn chết vì mất máu.

Băng buộc chặt như vậy sẽ ngăn lưu lượng máu đến vết thương. Tuy hiệu quả nhưng nếu không đến bệnh viện kịp thời, bạn có thể mất cả tay hoặc chân vì mô cơ thể không được cung cấp đủ máu và sẽ bị hoại tử. Tính mạng luôn quan trọng nhất, hãy cố gắng cầm máu bằng mọi cách.
Y học hiện đại ngày nay có thể cứu chữa những vết thương do súng gây ra một cách dễ dàng. 'Giờ G' là quy tắc quan trọng, đưa nạn nhân đến bệnh viện trong vòng một giờ đầu sẽ cứu sống họ. Hãy yên tâm về việc trúng đạn, trừ khi bạn là tội phạm hoặc chơi dại ^^!
Nguồn: The Infographics Show