Nhiều bà bầu khi mang thai gặp phải hiện tượng phù chân đều cảm thấy băn khoăn không biết nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không và khi bị phù chân thì nên làm gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!
Phù chân khi mang thai là một hiện tượng sinh lý mà bà bầu thường gặp đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ, phù chân có thể không nguy hiểm nhưng nó khiến bà bầu mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên phù chân có thể là hiện tượng của tiền sản giật, cao huyết áp nếu như để kéo dài và không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cả bà mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân
Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chânTăng cân trong thời kì mang thai: Khi mang thai cân nặng của bà mẹ tăng lên rất nhiều, đồng thời cơ thể bà mẹ cũng tích nước nhiều hơn 50% điều này gây sức ép không nhỏ đến đôi chân, dây chằng cơ thể cũng nới lỏng, dãn nhiều hơn điều này gây nên hiện tượng bị phù chân.
Do máu chảy về tim bị tác động: Một trong những nguyên nhân được cho là khiến bà bầu bị phù chân đó chính là ở 3 tháng cuối, thai lớn tạo áp lực lên ổ bụng và các tĩnh mạch vùng chậu, khiến ứ trệ tuần hoàn máy và lượng máu chảy về tim khó khăn hơn.
Một số yếu tố khác: Sự thay đổi nội tiết tố, sử dụng chất kích thích, sự thay nhiệt độ môi trường nóng, ẩm thất thường cũng được coi là nguyên nhân khiến chân bạn bị giãn tĩnh mạch và phù nề.
Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?
Phù chân là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu tuy nó không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, chịu đau đớn, khó chịu.
Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bầu bị phù chân kéo dài sẽ khiến tĩnh mạch bị giãn quá mức đôi khi khó có thể phục hồi lại sau khi sinh, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành. Ngoài ra nếu như mẹ bầu bị phù chân đồng thời kèm các triệu chứng như: nhức đầu, đau bụng hoặc có vấn đề về thị giác… thì vô cùng nguy hiểm nhé vì đây có thể là hội chứng của tiền sản giật hay chính là huyết áp tăng cao ở giai đoạn mang thai, căn bệnh này có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi.
Do vậy để an toàn thì khi có hiện tượng phù chân thì tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn từ đó có giải pháp điều trị kịp thời tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu bị phù chân nên làm gì?
Dinh dưỡng hợp lý: Mẹ nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh, tránh các thức uống có cồn, cafein và thức ăn mặn. Tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa... và bổ sung chất sắt.
Tránh đứng hoặc ngồi lâu: Trong thai kỳ, đặc biệt là ở giai đoạn cuối, để giảm áp lực lên chân, lưng, hông, mẹ bầu nên giảm đi lại, tránh ngồi lâu, ngồi bằng hoặc chân chéo... Đây là nguyên nhân gây phù nề chân cho mẹ bầu.
Nằm nghiêng khi ngủ: Nằm nghiêng khi ngủ giúp mẹ bầu thoải mái hơn. Tốt nhất là nghiêng cả hai bên và dùng gối kê chân để giảm áp lực. Khi chọn giày, hãy chọn giày bệt thay vì giày cao gót và tránh giày có đế trơn.
Bài tập nhẹ nhàng: Thực hiện các bài tập nhẹ mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, làm cho cơ thể mềm mại hơn. Ngâm chân trước khi ngủ giúp giảm phù nề chân và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hãy tránh nhịn tiểu để không làm tăng phù nề chân.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bản thân khi mang thai. Hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ thai kỳ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.