Chim non lạc đường là cảnh tượng phổ biến vào mùa xuân, tiếng kêu đáng yêu của chúng làm lay động trái tim của người bất kỳ. Bản năng cha mẹ tự nhiên dấy lên khiến bạn muốn chăm sóc chúng. Nhưng trước khi làm vậy, bạn cần đánh giá tình hình và đảm bảo bạn đang làm điều tốt nhất cho chú chim non. Nó có thật sự bị bỏ rơi? Có trung tâm bảo tồn động vật nào có thể chăm sóc nó tốt hơn bạn? Nếu bạn quyết định tự mình nuôi chim con thì nên biết bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều -- chim non rất yếu ớt và cần được cho ăn nhiều lần trong ngày. Nếu bạn nghĩ mình cần làm việc này thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết tất cả về cách cho ăn và chăm sóc chim non.
Các bước
Đánh giá tình hình

- Chim non tự lập dễ chăm sóc hơn nhiều so với chim non phụ thuộc, nhưng ít khi chúng cần được giúp đỡ. Chim non tự lập thường làm tổ gần mặt đất để không ngã hay bị đẩy ra ngoài. Nếu bạn thấy chim non tự lập đi lạc thì cố gắng đưa nó về với mẹ trước khi nhận nuôi nó.
- Chim non phụ thuộc hoàn toàn không thể tự chăm sóc bản thân và phải được nuôi nấng. Ở vùng ngoại ô thường xuất hiện chim non phụ thuộc bị ngã hay bị đẩy ra khỏi tổ. Trong một số trường hợp, bạn có thể đưa nó về tổ hoặc sẽ phải tự mình chăm sóc. Bạn cũng có thể bỏ mặc nó và để mọi việc diễn ra theo quy luật tự nhiên.

- Nếu đó là chim non thì nó nên ở trong tổ, và chắc chắn là có điều gì đó bất ổn. Có lẽ nó bị ngã hay bị các con non khỏe hơn đẩy ra khỏi tổ. Chim non bị bỏ rơi hầu như không có cơ hội sống sót nếu bị bỏ mặc.
- Nếu tình cờ thấy một chú chim đã lớn, bạn nên quan sát một lúc để đánh giá tình hình trước khi có hành động anh hùng. Nhìn bề ngoài có vẻ chú chim bị ngã khỏi tổ hay bị bỏ rơi, đang vỗ cánh và kêu trong vô vọng trên mặt đất, nhưng thật ra nó đang học bay. Nếu bạn quan sát đủ lâu thì có thể sẽ thấy chim bố mẹ quay lại cho nó ăn theo định kỳ. Nếu đúng là trường hợp này thì hiển nhiên bạn không nên can thiệp.

- Đừng lo lắng về việc chim bố mẹ không nhận chim con vì ngửi thấy mùi “con người”. Thông tin này không chính xác, vì chim có khứu giác rất kém nên chỉ nhận biết chim con bằng cách nhìn và nghe. Chúng hầu như luôn luôn chấp nhận chim con được đem về tổ.
- Sau khi đặt chim con trở lại tổ, bạn hãy rời đi nhanh chóng -- đừng lẩn quẩn ở đó để chờ chim bố mẹ về vì bạn sẽ chỉ làm chúng sợ mà bỏ đi. Nếu có thể, bạn nên quan sát tổ chim bằng ống nhòm từ trong nhà.
- Nên nhớ rằng, nhiều trường hợp chim con chưa chắc sống sót cho dù được đem trở về tổ. Nếu đó là con yếu nhất trong lứa thì có thể sẽ bị các con khỏe hơn đẩy rớt khỏi tổ lần nữa, vì chúng tranh giành thức ăn và hơi ấm của chim mẹ.
- Nếu bạn thấy có chim con chết trong tổ thì tổ chim đó đã bị bỏ rơi, do đó việc đưa chim con về tổ sẽ không có ích gì. Trong tình huống này, bạn sẽ phải chăm sóc cho chim con cùng với các anh em còn sống của nó, nếu bạn muốn chúng sống sót.

- Ẵm các chú chim non lên và sưởi ấm trong lòng bàn tay trước khi đặt chúng trở lại tổ. Rời đi chỗ khác nhưng cố gắng quan sát tổ chim từ xa. Ban đầu chim bố mẹ có thể nghi ngờ tổ chim mới, nhưng bản năng làm mẹ sẽ khiến chúng quên đi điều này.
- Nếu cái tổ ban đầu hoàn toàn bị phá hủy thì bạn có thể làm tổ mới bằng cách lót khăn giấy vào một chiếc rổ. Ngay cả khi tổ chim ban đầu được làm bằng cỏ khô, bạn vẫn không nên lót cỏ vào cái tổ tự chế, vì cỏ có hơi ẩm nên sẽ làm chim con lạnh.

- Điều tốt nhất nên làm trong tình huống này là gọi điện cho trung tâm cứu trợ chim để họ nhận nuôi nó. Các trung tâm này có kinh nghiệm chăm sóc chim con nên nó sẽ có cơ hội sống sót cao nhất.
- Nếu bạn không thể tìm được trung tâm cứu trợ chim thì hãy gọi điện cho bác sĩ thú y hay nhân viên kiểm lâm để họ cung cấp thông tin cần thiết. Trong một số trường hợp, nơi bạn sống không có trung tâm cứu trợ chim hay động vật hoang dã nói chung, nhưng có thể có nhân viên cứu trợ động vật.
- Nếu không có lựa chọn nào khả thi hoặc bạn không thể vận chuyển chim đến trung tâm thì bạn sẽ phải tự mình chăm sóc chim con. Nên nhớ đây chỉ là lựa chọn cuối cùng, vì việc chăm sóc và cho chim non ăn tốn rất nhiều công sức và cơ hội sống sót của chim cũng thấp.
- Ngoài ra, về nguyên tắc việc nuôi nhốt chim hoang là vi phạm pháp luật, trừ khi bạn có giấy phép hợp lệ.
Cho chim con ăn

- Khi chim đã mở mắt và mọc lông đầy đủ, bạn có thể giãn cách ăn xuống 30-45 phút. Sau đó, bạn có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi lần và giảm số lần cho ăn theo đó.
- Khi chim đủ sức khỏe để rời tổ và bắt đầu nhảy nhót, bạn chỉ cần cho ăn mỗi giờ một lần. Dần dần tăng thời gian này lên 2-3 giờ sau mỗi lần ăn và bắt đầu để một ít thức ăn trong hộp để chim tập mổ.

- Chế độ ăn tốt nhất cho chim non phụ thuộc mới nở làm từ 60% thức ăn hạt nhỏ cho chó hoặc mèo con, 20% trứng luộc chín và 20% sâu cho chim (có thể mua trực tuyến).
- Thức ăn hạt nhỏ cần được cho thêm nước để có độ ẩm như miếng bọt biển, nhưng không quá nhiều nước vì chim con có thể sặc. Trứng luộc và sâu cho chim nên được cắt nhỏ để dễ nuốt.

- Chim ăn côn trùng sẽ ăn giun đất, châu chấu và dế nhỏ được băm nhỏ, cùng với bất kỳ loài côn trùng nào bạn bắt được.
- Chim ăn hoa quả sẽ ăn trái cây mọng, nho và nho khô được tẩm nước.

- Bồ câu và vẹt thường ăn “sữa diều”, là chất được chim bố mẹ ợ ra. Để bắt chước chế độ ăn này, bạn cần cho chim non ăn thức ăn dành cho vẹt (có bán tại cửa hàng thú cưng) bằng cách sử dụng ống nhựa đã được làm sạch.
- Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng yêu cầu về chế độ ăn của các loài khác nhau như sau: chim ruồi cần thức ăn từ mật hoa, chim ăn cá cần ăn cá tươi nhỏ (có sẵn tại cửa hàng bán mồi cá), chim săn mồi sẽ ăn côn trùng, loài gặm nhấm và chim con tự lập có thể ăn thức ăn cho gà con.


- Để tránh thức ăn rơi vào vị trí không đúng, bạn nên để ý đến việc thanh quản của chim sẽ tự đóng lại khi chúng đang ăn.
- Nếu chim không mở mỏ, bạn có thể sử dụng dụng cụ cho ăn gõ nhẹ lên mỏ hoặc chà nhẹ thức ăn quanh mép mỏ. Hành động này sẽ thông báo cho chim biết đã đến lúc ăn. Nếu chim vẫn không mở mỏ, bạn có thể nhẹ nhàng mở mỏ cho chúng.
- Chỉ nên cho chim ăn đến khi chúng không còn muốn ăn hoặc bắt đầu từ chối thức ăn. Bạn không nên cho chim ăn quá no.

- Bạn có thể đặt một số viên đá hoặc đá cẩm thạch vào khay nước để ngăn chim nhảy vào đó.
- Nếu bạn nghĩ chim con bị thiếu nước, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y hoặc nhân viên cứu trợ chim để được tiêm dịch nước.
Chăm sóc chim con

- Không nên sử dụng vật liệu lót tổ dạng sợi hoặc nhỏ vì có thể gây nguy hiểm cho cánh hoặc mỏ của chim. Hãy tránh cỏ, lá cây, hay cành cây nhỏ vì chúng dễ ẩm ướt và gây nấm mốc.
- Bạn nên thay vật liệu lót tổ khi bị ẩm hoặc bẩn.

- Giữ tổ chim ở nhiệt độ phòng là rất quan trọng, vì vậy bạn nên đặt một nhiệt kế trong hộp. Nếu chim con chưa đủ một tuần tuổi (mắt nhắm, chưa mọc lông) thì nhiệt độ trong tổ nên khoảng 35 độ C. Nhiệt độ có thể giảm xuống 5 độ sau mỗi tuần.
- Bạn cũng cần đặt tổ ở nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp và không có gió lùa. Điều này quan trọng vì chim non dễ bị lạnh hoặc quá nóng do tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn so với cân nặng và chúng chưa mọc lông cách nhiệt.

- Đụng chạm chim quá nhiều, tạo ra tiếng ồn lớn, nhiệt độ không ổn định, số lượng chim con quá đông, lịch trình cho ăn không đều hoặc sử dụng thức ăn không phù hợp.
- Bạn nên quan sát và cầm chim ở mức độ ngang tầm mắt vì chim không thích bị nhìn từ trên xuống. Chúng có thể hiểu bạn là kẻ săn mồi nếu bạn nhìn từ trên xuống.

- Để biết xem chim phát triển bình thường so với loài của mình hay không, bạn nên tham khảo biểu đồ phát triển.
- Nếu chim tăng cân chậm chạp hoặc không tăng cân, điều đó là dấu hiệu của vấn đề nào đó. Trong tình huống này, bạn cần mang chim đến bác sĩ thú y hoặc trung tâm cứu trợ động vật ngay lập tức, nếu không chim có thể chết.

- Khi chim đã biết bay tốt và đạt đến độ cao cần thiết, chúng đã sẵn sàng để được thả về tự nhiên. Hãy đưa chúng đến một nơi có nhiều chim cùng loài và có đủ thức ăn, sau đó thả chúng đi.
- Nếu bạn muốn thả chim vào vườn, hãy đặt lồng ngoài trời và mở cửa lồng ra. Sau đó, chim sẽ tự quyết định liệu nó nên bay đi hay không.
- Chim được nuôi nhốt ít hơn thì khả năng sống sót trong tự nhiên càng cao, vì vậy đừng chần chừ khi muốn thả chim.
Cảnh báo
- Chim có thể cắn hoặc tấn công bạn. Hãy cẩn thận vì chim là động vật hoang dã.