Có hai dạng động lực kích thích ta thực hiện mọi hoạt động: động lực bên trong và động lực hữu ích. Nếu một nhà khoa học thực hiện thí nghiệm, đó là bởi vì họ muốn khám phá những sự thật quan trọng trong thế giới. Đây là động lực bên trong, vì việc tìm hiểu sự thật liên quan mật thiết với hành động nghiên cứu. Nhưng nếu họ tiến hành thí nghiệm để có được danh tiếng, đó là động lực hữu ích, vì danh tiếng và nghiên cứu không thể gắn kết với nhau. Và con người thường sở hữu cả hai loại động lực này để thực hiện những gì họ làm.
Động lực nào, bên trong hay hữu ích, mang lại lợi ích cao nhất cho thành công?
Bạn có thể nghĩ rằng một nhà khoa học mong muốn khám phá sự thật VÀ thèm khát danh tiếng sẽ làm tốt hơn so với người chỉ có một trong hai loại động lực đó. Dù sao, hai đều tốt hơn một.
Tuy nhiên, theo bài báo mới được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia thì động lực thực dụng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt, thậm chí có thể gây ngược hiệu quả đối với thành công.
Chúng tôi đã phân tích dữ liệu sau khi hỏi 11,320 sinh viên của Học viện quân sự West Point để đánh giá ảnh hưởng của mỗi loại động lực đến quyết định học tại trường này. Danh sách các động lực bao gồm mong muốn có một công việc tốt trong cuộc sống và mong muốn được đào tạo như một nhà lãnh đạo hàng đầu trong Quân đội Hoa Kỳ.
Sau nhiều năm, những học viên này đã tiến bộ ra sao? Quá trình này có liên quan gì đến động lực ban đầu mà họ tham gia vào trường West Point?
Không ngạc nhiên khi chúng tôi phát hiện ra động lực nội tại của họ mạnh mẽ hơn nhiều khi họ có khả năng tốt nghiệp và trở thành sĩ quan được ủy nhiệm. Họ cũng làm tốt hơn so với những người không có động lực nội tại sau năm năm học tập và rèn luyện trong cùng một môi trường quân đội, trừ khi những người đó cũng có động lực thực dụng mạnh mẽ.
Nhưng điều đáng chú ý nhất là những học viên sở hữu cả hai loại động lực mạnh mẽ thì lại thể hiện kém hơn so với những người chỉ có động lực nội tại áp đảo động lực thực dụng. Họ có ít khả năng tốt nghiệp hơn, ít xuất sắc hơn trong số các học viên, và cam kết ở lại quân đội cũng yếu hơn.
Phát hiện này rất quan trọng. Bất cứ ai thực hiện tốt một nhiệm vụ thường có kết quả của cả hai loại động lực. Một học sinh chăm chỉ học hành và đạt điểm cao. Một bác sĩ có kỹ năng tốt và kiếm được nhiều tiền. Nhưng điều này không có nghĩa là những người thể hiện tốt có cả hai loại động cơ bên trong và thực dụng khi thực hiện những điều đó.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng cần phải có những nỗ lực để xây dựng các hoạt động để các kết quả thực dụng không trở thành động cơ. Giúp đỡ mọi người tập trung vào ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của công việc, hơn là tập trung vào những giá trị tài chính đổi lại, đó là cách tốt nhất để cải thiện chất lượng công việc và khả năng tài chính của họ.
Giữa các nhà giáo dục và giảng viên thường tồn tại một cám dỗ sử dụng bất kỳ công cụ tạo động lực nào sẵn có để thúc đẩy học sinh, sinh viên học tốt hơn. Nếu như khẩu hiệu “phục vụ tổ quốc” không thu hút được thanh niên tham gia vào quân đội thì những câu như “miễn học phí”, hoặc “đào tạo nghiệp vụ” có thể sẽ lôi kéo học sinh đăng ký vào trường quân đội.
Việc này cũng xảy ra tương tự với các giáo viên. Chúng ta lên án giáo viên mỗi khi họ chỉ “dạy học sinh để đi thi” vì chúng ta lo rằng việc đó sẽ làm giảm đi giá trị thực tế của giáo dục. Các giáo viên có thể làm điều này vì trách nhiệm của một người làm giáo dục, nhưng cũng có thể vì lương thưởng, biến việc dạy họ thành động cơ thực dụng. Trách nhiệm là rất quan trọng nhưng nếu chế độ đãi ngộ kém dẫn đến việc dạy học không đạt hiệu quả thì cũng cần phải được cải thiện.
Biến một hoạt động trở nên hấp dẫn hơn bằng cách nhấn mạnh cả hai loại động lực bên trong và thực dụng là hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng hãy lưu ý đến những tác động phụ không mong muốn, thứ làm giảm đi động cơ bên trong vô cùng cần thiết cho sự thành công trọn vẹn.
Mytour