Mỗi người chúng ta luôn ao ước có được những ý tưởng mới mẻ và độc đáo, nhất là khi đối diện với áp lực từ thầy cô hoặc sếp lớn. Chúng ta luôn mong muốn đóng góp những ý tưởng mới nhất, sáng tạo nhất, và đặc biệt là điều này rất quan trọng trong môi trường làm việc, đặc biệt là trong ngành nghệ thuật và truyền thông. Tuy nhiên, thường ta tự nghĩ rằng mình không có tư duy sáng tạo từ khi sinh ra nên không thể cải thiện được. Điều này là một sự hiểu lầm và khiến chúng ta mất đi ý chí để cố gắng phấn đấu. Thực tế, sáng tạo cũng cần được rèn luyện và thực hành hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý mà tôi đã thử và rút ra được, mọi người có thể tham khảo và áp dụng.
Ngành học của tôi liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra ý tưởng mới. Tôi thường xuyên cảm thấy căng thẳng vì phải nộp bài trong thời hạn nhưng lại không có ý tưởng. Tuy nhiên, sau nhiều lần trải nghiệm như vậy, tôi nhận ra được nhiều bài học quý báu và không ngừng tin rằng: Óc não cũng như cơ thể, chỉ khi ta rèn luyện hàng ngày thì mới có thể phát triển. Vậy nên, đừng bao giờ ngừng học hỏi và nghĩ rằng mình không thể làm được, vì nếu ta sẵn lòng, mọi thứ đều có thể.
- Thu Thập Ý Tưởng Hằng Ngày
Nghe đến cụm từ “hằng ngày” có lẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy nhàm chán vì nghĩ rằng nó quá phổ biến. Tuy nhiên, khác biệt với suy nghĩ ban đầu của nhiều người, việc này thực sự RẤT DỄ DÀNG. Chúng ta có thể làm bất kỳ điều gì mà ta thích miễn là có một tư duy rằng: chỉ cần thu về một ý tưởng là đủ. Bạn có thể duyệt qua các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram... để tìm ra những xu hướng mới thú vị. Hoặc bạn có thể xem phim, đọc sách, nghe nhạc... miễn là sau khi thỏa mãn nhu cầu giải trí thì phải để lại một điều gì đó trong đầu. Hãy tưởng tượng rằng mình có một kho tàng ý tưởng, mỗi ngày bạn chỉ cần góp một chút thôi, và dần dần nó sẽ trở nên phong phú. Khi gặp phải vấn đề, bạn sẽ có vô số lựa chọn để giải quyết nó. Nếu bạn không chăm chỉ 'xây dựng kho tàng' từ bây giờ, khi gặp phải khó khăn, bạn sẽ không có ý tưởng để giải quyết đó.
Tôi đã từng ngưỡng mộ những người xung quanh khi họ luôn có ý tưởng ngay lập tức, trong khi tôi lại lơ mơ không biết gì. Nhưng khi tôi hỏi, họ lại nói rằng họ không học gì cả, chỉ biết chơi điện thoại. Vậy nên, việc tìm ý tưởng cũng không quá khó đúng không!
Hãy cố gắng học hỏi nhiều kiến thức và ghi chép lại mọi ý tưởng một cách cẩn thận để không bao giờ bị quên mất!
- Phương pháp Phát Ý Tưởng
Tôi đang tham gia một câu lạc bộ truyền thông ở trường đại học, và chúng tôi thường xuyên phải thực hiện các dự án sáng tạo. Tuy nhiên, đôi khi tôi gặp khó khăn trong việc nghĩ ra ý tưởng mới, cho đến khi tôi biết đến phương pháp Phát Ý Tưởng. Thường thì phương pháp này được áp dụng cho một nhóm người cùng nghĩ ý tưởng với nhau, nhưng bạn cũng có thể tự mình áp dụng được.
Tôi thường viết ra nhiều ý tưởng khác nhau trên một tờ giấy, sau đó thư giãn một chút và kiểm tra lại ý tưởng để loại bỏ những ý không thực hiện được. Tiếp tục như vậy cho đến khi chỉ còn lại 5 ý tưởng, và chúng tôi bắt đầu kết hợp chúng để tạo ra ý tưởng tốt nhất có thể.
Một phương pháp khác mà tôi thường áp dụng là sơ đồ tư duy. Mỗi ý tưởng tôi nghĩ ra, có rất nhiều ý nhỏ xuất hiện xung quanh để trả lời các câu hỏi như: Khi nào, ở đâu, ai là diễn giả,... Tóm lại, tất cả mọi thứ liên quan đến ý tưởng chính đều được liệt kê ra. Sau khi có khoảng 3,4 ý tưởng cùng với vô số ý nhỏ xung quanh, tôi bắt đầu lặp lại các bước như trước, bao gồm việc loại bỏ những thứ không phù hợp và kết nối những thứ có vẻ hay ho lại với nhau.
Cuối cùng, dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa, điểm quan trọng của ý tưởng là đừng giới hạn bản thân chỉ với một ý tưởng hoàn hảo nhất, mà hãy tạo ra nhiều ý tưởng nhất có thể. Đôi khi, bạn sẽ bất ngờ với những gì mà mình có thể nghĩ ra.
Đừng cố ép não phải suy nghĩ, hãy để nó có thời gian.
Nếu chúng ta phải trình bày ý tưởng vào ngày mai nhưng đến tận ngày hôm nay vẫn chưa có gì, chúng ta sẽ cảm thấy hoảng loạn và ép bản thân phải tạo ra ý tưởng ngay lập tức. Áp lực thời gian sẽ làm não bộ căng thẳng hơn bao giờ hết và dẫn đến mệt mỏi, điều này có nghĩa là khả năng nghĩ ra ý tưởng sáng tạo sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, khi biết deadline là bao nhiêu, hãy cố gắng hoàn thành trước khoảng 2,3 ngày. Khi đó, bạn có thể sáng tạo thoải mái nhất và cũng có thể yên tâm rằng bạn sẽ không bị trễ deadline.
- Hãy trò chuyện và nhờ lời khuyên từ những người không liên quan
Phương pháp này tôi thường áp dụng với những người bạn thân của mình. Họ đứng từ góc độ bên ngoài nên dù không phải lúc nào ý tưởng cũng hoàn hảo nhưng lại mở ra nhiều khía cạnh mới. Mỗi người một quan điểm, có thể bạn không nhận ra nhưng lại được những người xung quanh nhìn thấy. Hãy mở lòng, chia sẻ và nhờ lời khuyên từ bạn bè, những người đi trước để có thể khám phá sâu hơn vấn đề.
Tóm lại
Đọc đến đây, liệu bạn có nhận ra một cách tiếp cận mới về việc tạo ra ý tưởng mới không? Như một sinh viên, tôi luôn ngưỡng mộ những người đi trước vì họ có những ý tưởng tuyệt vời, những ý tưởng mà có lẽ tôi cả đời này cũng không thể nghĩ ra được. Nhưng tôi biết rằng họ đã phải trải qua quá trình rèn luyện dài mới có được những thành công đó. Thông minh có thể là bẩm sinh, nhưng sự nhanh nhẹn và sáng tạo là kết quả của việc tự rèn luyện. Vậy nên nếu có ai đó phê phán ý tưởng của bạn, đừng buồn, hãy coi đó như động lực để tự rèn luyện kỹ năng. Hãy tin tưởng vào bản thân và cố gắng học hỏi nhiều hơn, vì tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành 'Cây ý tưởng'.
Tác Giả: Hiền Hiền