














Tạo hoặc tìm một khu vực để thư giãn. Dù mỗi người có thể có sở thích riêng, hãy biết nơi nào là thích hợp mỗi khi bạn cảm thấy bị chi phối bởi cảm xúc. Ví dụ, bạn có thể muốn tìm về với tự nhiên. Dành thời gian để ngắm nhìn hoặc ngâm mình trong nước và để nó xoa dịu cảm xúc của bạn. Hoặc có thể bạn sẽ cảm thấy thư thái hơn khi được bao quanh bởi những người tôn trọng và ủng hộ bạn. Hãy tránh dành quá nhiều thời gian với những người gây ra căng thẳng cho bạn.
- Nếu có thể, hãy tránh những tình huống căng thẳng. Ví dụ, nếu bạn biết rằng hoạt động xã hội khiến bạn lo lắng, hãy xem xét việc chỉ tham gia trong một thời gian ngắn hoặc chỉ tham gia các cuộc gặp gỡ nhỏ với bạn bè.
Xin Giúp đỡ

Nhận ra thời điểm cần đến sự giúp đỡ y tế. Nếu không thể cải thiện tình hình dù đã cố gắng điều chỉnh và làm dịu cơ thể cũng như tâm trí, có lẽ bạn cần sự giúp đỡ chuyên môn. Điều trị hoặc liệu pháp y tế có thể giúp bạn giảm căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài, đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự kích động của bạn. Bạn có thể cần sự hỗ trợ y tế khi gặp các tình huống sau (triệu chứng của rối loạn lo âu tổng thể):
- Công việc, cuộc sống xã hội hoặc mối quan hệ bị tổn thương bởi sự lo âu của bạn
- Cảm thấy như bạn không thể kiểm soát sự lo lắng hoặc không thể bình tĩnh
- Bạn không thể thư giãn hoặc tập trung
- Bạn tránh xa những tình huống có thể gây ra lo lắng
- Bạn gặp khó khăn trong việc ngủ
- Cảm thấy căng thẳng với mọi thứ

Học về liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Chuyên gia tâm lý có thể khuyên bạn tiếp tục với biện pháp điều trị tự giúp, như làm dịu tâm trí và cơ thể bằng kỹ thuật thư giãn. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ bắt đầu với liệu pháp hành vi nhận thức. Liệu pháp này giúp bạn xem xét lại những điều gây ra lo lắng, căng thẳng hoặc không an tâm. Một khi đã nhận ra chúng, bạn có thể tìm ra chiến lược hiệu quả để giữ bình tĩnh. Với CBT, bạn sẽ học:
- Nhận biết lo lắng hữu ích và lo lắng không hữu ích, nhờ đó học cách chấp nhận và hành động để giải quyết căng thẳng.
- Giữ kiểm soát với những điều gây ra căng thẳng, những điểm quan trọng và thời gian duy trì trạng thái kích động. Điều này giúp bạn theo dõi tiến trình của mình.
- Thực hiện thở sâu và kỹ thuật thư giãn động, căng - chùng cơ.
- Thay đổi lối suy nghĩ hoặc phản ứng tiêu cực, giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn về tinh thần.
- Đối mặt với những tình huống thường khiến bạn lo lắng, không an tâm hoặc hoảng loạn. Nó sẽ giúp bạn có cảm giác kiểm soát tốt hơn.

Thử dùng thuốc. Dù biện pháp điều trị và liệu pháp tự giúp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn giữ bình tĩnh, bác sĩ tâm lý có thể kê đơn thuốc cho bạn trong thời gian ngắn. Thường là thuốc chống lo âu, loại thuốc này có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh. Các loại thuốc sau thường được kê cho rối loạn lo âu tổng thể:
- Buspirone (Buspar) là thuốc chống lo âu không gây ra tác dụng an thần hoặc gây nghiện. Nó giúp bạn kiểm soát chứ không hoàn toàn loại bỏ cảm giác lo lắng, không an tâm.
- Benzodiazepines là thuốc chống lo âu có tác dụng ngay lập tức, hữu ích trong các tình huống không thể duy trì bình tĩnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, bạn có thể trở nên phụ thuộc về mặt thể chất và tinh thần sau một thời gian. Do đó, chúng thường chỉ được kê cho những trường hợp rối loạn lo âu nghiêm trọng.
- Thuốc chống trầm cảm được sử dụng trong điều trị dài hạn vì cần mất 6 tuần sử dụng để có hiệu quả và giúp bạn giảm căng thẳng. Chúng có thể gây ra buồn nôn và làm trầm trọng thêm vấn đề liên quan đến giấc ngủ.