1. Những lợi ích khi bé tiếp tục ăn dặm
Khi bé đạt đến một giai đoạn nhất định, cơ thể cần nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn. Sữa mẹ không cung cấp đầy đủ những gì cần thiết nên bé cần bổ sung từ thực phẩm khác. Bé càng lớn, nhu cầu ăn dặm càng tăng. Nếu bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, bé có thể phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Bé đã bắt đầu có sự kiểm soát tốt hơn về đầu, cổ
Ngoài ra, từ khoảng 6 tháng tuổi, nhu cầu về sắt của bé sẽ tăng lên và chỉ bằng cách bổ sung sắt qua thực phẩm mới đảm bảo đủ. Do đó, việc cung cấp sắt từ thực phẩm cho bé là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Có 4 nhóm thực phẩm quan trọng cần cho bé trong giai đoạn ăn dặm: Nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất xơ và vitamin. Bên cạnh đó, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, việc tiếp tục cho bé bú sữa mẹ là cần thiết để cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất.
2. Khi nào là thời điểm phù hợp cho bé bắt đầu ăn dặm?
Thường thì, bé ở tuổi 6 tháng là thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, thời điểm này có thể thay đổi tùy theo từng bé. Cha mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để quyết định thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho bé:
-
Bé đã bắt đầu cảm thấy mạnh mẽ hơn, có thể kiểm soát đầu, cổ và có thể ngồi ở bàn ăn với sự hỗ trợ từ cha mẹ.
-
Bé cảm thấy đói nhanh hơn: Ngay cả sau khi được bú sữa mẹ, bé có thể vẫn cảm thấy đói và muốn ăn thêm, đặc biệt là khi bé nhìn thấy những thức ăn.
-
Thức đêm thường xuyên cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm. Khi bé được cung cấp thêm thức ăn ngoài sữa mẹ, bé có thể không còn cảm thấy đói và có giấc ngủ sâu hơn.
-
Bé thường mút tay hoặc miệng và nhai chóp chép. Khi người lớn mang thức ăn hoặc muỗng gần bé, bé có thể tự đưa miệng lại và không cảm thấy bất an như khi còn nhỏ.
-
Nếu bé cầm một vật gì đó, bé có thể tự đưa nó vào miệng một cách dễ dàng.
Nếu bé bắt đầu ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, có thể gây ra những vấn đề cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé. Cụ thể:
Nếu ăn dặm quá sớm: Lúc này cơ thể bé vẫn nhỏ, các cơ quan chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh và hoạt động kém dẫn đến việc bé khó tiêu hóa thức ăn và dễ bị dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, bé chưa đủ khả năng nhai nuốt, dễ gặp nguy cơ sặc nghẹn. Nếu bé bắt đầu ăn dặm quá sớm, bé có thể trở nên biếng ăn và sợ thức ăn, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của bé.
Nếu bé bắt đầu ăn dặm quá muộn: Khi bé cần thêm dưỡng chất từ sữa mẹ nhưng không được cung cấp, bé có thể bị thiếu chất và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Nghiêm trọng hơn, bé có nguy cơ thiếu sắt và gặp vấn đề về sức khỏe.
3. Lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm
Trong giai đoạn đầu của việc cho bé ăn dặm, các mẹ thường gặp phải nhiều khó khăn. Ví dụ như tình trạng bé biếng ăn hoặc làm thế nào để chuẩn bị những bữa ăn dặm hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm:
Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm có dạng nhão, mềm cho bé
Đối với bé mới bắt đầu thử ăn dặm, mẹ nên chọn những loại thực phẩm nhão, mềm cho bé, tránh những thực phẩm khó tiêu như ngô, khoai, bột sắn,...
Không nên cho bé ăn dặm quá nhiều bữa trong một ngày khi bé mới bắt đầu tập ăn. Ban đầu, có thể cho bé thử với lượng ít, chỉ một bữa mỗi ngày và kiểm tra xem bé có thích ăn hay không. Sau đó, tăng dần lên 2 - 3 bữa tùy theo bé.
Nên đa dạng thực phẩm cho bé, thay đổi các món ăn hàng ngày để bé không bị chán ăn. Khi cho bé thử các món mới, mẹ nên cho bé thử từng chút một, không ép bé ăn, để bé có thể thử và quen dần với các món mới.
Nên đa dạng thực phẩm cho bé, thay đổi các món ăn hàng ngày
Nếu bé ốm dẫn đến tăng cân chậm, mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng cho bé từ nhiều nguồn như sữa mẹ, sữa công thức, thịt, cá, trứng,... Để bé phát triển đúng chuẩn.
Mẹ nên chọn những thực phẩm giàu năng lượng, dinh dưỡng và vitamin cho bé như rau củ quả, hải sản,... Nhớ chế biến cẩn thận, phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé bằng cách xay nhuyễn, nấu súp và nấu cháo,...
Khi chọn thực phẩm cho bé, mẹ cần lựa chọn những thực phẩm sạch sẽ, có nguồn gốc an toàn.
Không nên ép bé ăn vì có thể dẫn đến biếng ăn
Khi nấu ăn, mẹ cần đảm bảo vệ sinh, rửa tay và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ trước khi chế biến.
Một số mẹ nghĩ rằng thêm gia vị vào thức ăn sẽ khiến bé ăn ngon hơn, nhưng đó là quan niệm sai lầm. Không nên cho bé ăn đồ mặn. Vì thận của bé chưa hoàn thiện nên khả năng xử lý mặn còn kém, nếu bé ăn mặn sẽ tăng nguy cơ bị bệnh.
Hơn nữa, không nên cho bé ăn các bữa phụ có nhiều đường nhưng lại ít dinh dưỡng. Vì những thực phẩm này có thể gây ra rối loạn chuyển hóa ở bé.