1. Tổng quan về tiểu đường thai kỳ
1.1. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Đường huyết cao trong thai kỳ là tình trạng mà lượng đường trong máu của một số bà bầu tăng lên, thường xuất hiện ở giai đoạn từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Đa số bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
Các biến chứng nguy hiểm khi không kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ
- Cảm thấy mệt mỏi và mờ mắt.
- Tiểu nhiều hơn bình thường.
- Thường xuyên cảm thấy khát nước.
- Tăng cân nhanh chóng không bình thường.
- Gặp tình trạng ngủ ngáy.
1.2. Biến chứng có thể xảy ra khi mắc tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ phát sinh trong giai đoạn mang thai do sự rối loạn của Insulin trong cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và em bé:
- Với người mang thai
+ Có thể gặp phải tiền sản giật.
+ Đường sinh dục có thể bị tổn thương trong quá trình sinh khi thai quá lớn dẫn đến tỷ lệ sinh mổ tăng cao.
+ Rủi ro bị mất máu sau khi sinh.
+ Nguy cơ thai lưu và sinh non.
+ Nguy cơ tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
- Đối với thai nhi
+ Trẻ có thể gặp vấn đề về hô hấp và đường huyết sau khi sinh.
+ Có thể phát triển chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.
+ Tình trạng tử vong ngay sau khi sinh.
2. Phương pháp giảm đường huyết cho bà bầu nhanh và hiệu quả
2.1. Tại sao cần phải tìm cách giảm đường huyết cho bà bầu
Thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ dẫn đến lượng glucose trong máu cao hơn bình thường. Nếu không kiểm soát được tình trạng này, sẽ gây ra một số biến chứng như đã đề cập ở trên cho cả thai nhi và mẹ bầu. Đó là lý do cần tìm cách giảm đường huyết cho bà bầu.
2.2. Phương pháp giúp bà bầu giảm đường huyết một cách an toàn
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của bà bầu. Vì vậy, để giảm đường huyết, thai phụ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và không ăn quá nhiều trong một bữa. Thời gian giữa các bữa ăn cũng không nên quá dài để tránh tình trạng đường huyết giảm quá mức sau khi đói và tăng quá mức sau khi ăn.
Chọn lựa thực phẩm ít đường là biện pháp giảm đường huyết cho bà bầu hiệu quả
Thực phẩm mà bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên là: sữa chua không đường, đậu phụ, cá, thịt nạc, sữa không béo, củ quả, rau xanh, gạo lứt,... Bên cạnh đó, uống ít nhất 2 lít nước/ngày cũng giúp duy trì lượng đường trong máu thai phụ ở mức ổn định.
Hơn nữa, bà bầu cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, món chiên xào, trái cây ngọt, kem, chè, lòng đỏ trứng, các loại nội tạng động vật,... Giảm ăn đồ ăn đã chế biến sẵn và hạn chế muối cũng giúp phòng tránh nguy cơ tăng huyết áp do tiểu đường thai kỳ.
- Luyện tập thể dục
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp kiểm soát đường huyết cho bà bầu. Những bài tập này cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện sức đề kháng, làm cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Các hình thức vận động phù hợp với mẹ bầu bao gồm:
+ Đi bộ: không chỉ là biện pháp giảm đường huyết cho bà bầu mà còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, làm cho tử cung co bóp dễ dàng hơn, giảm táo bón và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ngừng lại nếu cảm thấy mệt mỏi và duy trì mức độ vận động hợp lý cho sức khỏe.
+ Bơi lội: việc tiêu thụ năng lượng dư thừa khi bơi giúp kiểm soát đường huyết cho bà bầu. Đây không chỉ là phương pháp an toàn để giảm đường huyết mà còn cải thiện sự tuần hoàn máu, sức khỏe phổi, ngăn ngừa táo bón, giảm đau lưng, và ngăn ngừa phù chân,...
+ Chạy bộ: hoạt động này không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, viêm tĩnh mạch chân, trĩ,... cho bà bầu. Đồng thời, chạy bộ cũng duy trì tư thế cần thiết cho cột sống trong thời kỳ mang thai. Mẹ bầu cần tập trung vào việc chạy một cách nhẹ nhàng, không quá mức và tránh thở hổn hển.
+ Yoga: các bài tập yoga rất có lợi cho hệ hô hấp của bà bầu vì nó không chỉ cung cấp oxy đầy đủ mà còn loại bỏ carbonic, kiểm soát cân nặng, giảm đường huyết, giảm căng thẳng, tăng sự linh hoạt cho hệ xương,...
Bà bầu bị tiểu đường cần thường xuyên được kiểm tra để bác sĩ hướng dẫn cách kiểm soát đường huyết
- Theo dõi đường huyết thường xuyên
Mẹ bầu có thể tự kiểm tra đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết.
- Sử dụng thuốc
Nếu các biện pháp không dùng thuốc không kiểm soát được lượng đường huyết cho thai phụ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Insulin. Thuốc được tiêm, bác sĩ sẽ chọn loại insulin và phác đồ điều trị phù hợp. Để tránh hạ đường huyết và biến chứng, thai phụ cần được theo dõi cẩn thận khi sử dụng insulin.
Mặc dù bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau sinh nhưng một số trường hợp có thể chuyển thành tiểu đường type 2. Do đó, trong thai kỳ mẹ bầu cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Phụ nữ cũng cần tầm soát hàng năm để phát hiện và điều trị tiểu đường kịp thời. Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được kiểm tra đường huyết ngay sau sinh để phòng ngừa bất thường.