Du lịch Lạng Sơn thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích phượt và khám phá.
Ngày nay, Lạng Sơn trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch và ngày càng thu hút nhiều du khách. Điều này không chỉ bởi những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những cảnh đẹp thiên nhiên mà còn bởi con người và ẩm thực đa dạng. Đối với những ai muốn ghé thăm Lạng Sơn, bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để có một chuyến đi suôn sẻ.
1. Thời điểm thích hợp để đi du lịch Lạng Sơn
Du lịch Lạng Sơn có thể thú vị vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, quan trọng là chọn thời điểm phù hợp với mục đích và sở thích của bạn. Nếu muốn thư giãn, nghỉ ngơi, bạn có thể đến vào mùa hè. Còn nếu muốn khám phá, trải nghiệm, bạn có thể đến vào mùa đông để thưởng ngoạn cảnh tuyết rơi.
Du lịch Lạng Sơn vào mùa đông mang lại cơ hội tuyệt vời để thưởng ngoạn tuyết rơi. Nguồn ảnh: RealtimesMột thời điểm lý tưởng khác để khám phá Lạng Sơn là vào tháng Giêng, khi các lễ hội như lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa, lễ hội chùa Tam Thanh thường diễn ra.
2. Cách đi du lịch Lạng Sơn bằng phương tiện gì
Lạng Sơn nằm cách Hà Nội 180 km về hướng Đông Bắc, với giao thông thuận tiện, bạn có thể chọn đi du lịch Lạng Sơn theo 3 phương tiện sau:
- Di chuyển bằng xe khách: bạn có thể đến bến xe Mỹ Đình hoặc Gia Lâm để bắt xe đi Lạng Sơn với mức giá từ 100.000 – 170.000 đồng/người
- Di chuyển bằng tàu hoả: đây là cách để bạn vừa di chuyển vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Tàu Lạng Sơn – Đồng Đăng thường khởi hành vào lúc 6h sáng hoặc 9h45 với giá vé từ 80.000 – 115.000 đồng/người
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: nếu bạn sở hữu ô tô riêng, có thể lựa chọn cách này để linh hoạt thời gian và tự quản lý lịch trình. Để đến Lạng Sơn, bạn có thể đi theo đường Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn hoặc theo Quốc lộ 5 rồi rẽ vào đường 1A.
3. Chỗ ở khi đi du lịch Lạng Sơn
Tại Lạng Sơn, loại hình lưu trú phổ biến thường là khách sạn với các mức giá phù hợp với mọi đối tượng và nhu cầu của du khách. Đối với nhóm bạn trẻ yêu thích phượt và du lịch 'bụi', có một hình thức lưu trú khác là homestay hoặc lưu trú tại nhà dân để có trải nghiệm sâu hơn về văn hóa địa phương.
Còn đối với những ai muốn thư giãn, trải nghiệm không gian mới mẻ, có thể chọn những khách sạn cao cấp như Four Points by Sheraton Lạng Sơn để tận hưởng những dịch vụ nghỉ dưỡng hàng đầu.
Four Points by Sheraton Lạng Sơn là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn thư giãn và nghỉ ngơi.Four Points by Sheraton Lạng Sơn nằm tại trung tâm thành phố, cao 21 tầng, cho phép du khách ngắm nhìn toàn cảnh thành phố và dòng sông Kỳ Cùng. Đây cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên tại Lạng Sơn, mang lại diện mạo mới cho thành phố.
Four Points by Sheraton Lạng Sơn nổi bật với kiến trúc tân cổ điển, là điểm nhấn của trung tâm thành phố.Khách sạn được thiết kế theo phong cách tân cổ điển, chủ đạo là màu trắng. Từ bên ngoài đến trong phòng, mọi chi tiết đều được chăm chút tỉ mỉ, tạo nên sự hài hòa và sang trọng.
Nghỉ tại Four Points by Sheraton Lạng Sơn, du khách sẽ được trải nghiệm bể bơi bốn mùa trong nhà với không gian riêng tư và thư giãn với các liệu pháp spa tại Vincharm Spa – thương hiệu spa chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng đầu.
4. Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi du lịch Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với các khu chợ mà còn thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Dưới đây là những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Lạng Sơn:
- Chùa – động Tam Thanh: nơi nổi tiếng của Lạng Sơn, đọng lại nhiều giá trị văn hóa, đặc biệt là bức phù điêu A Di Đà Phật từ thời Lê – Mạc.
- Núi Tô Thị: nơi gắn liền với truyền thuyết nàng Tô Thị, trở thành địa điểm du lịch và tâm linh của người dân.
- Ải Chi Lăng: điểm du lịch nổi tiếng của Lạng Sơn, ghi lại nhiều chiến công lịch sử hào hùng, được coi như một biểu tượng vững chắc của kinh đô Thăng Long xưa. Ngày nay, ải Chi Lăng với quy mô đồ sộ và hoành tráng, là điểm tham quan không thể bỏ qua.
- Thành Nhà Mạc: di tích kiến trúc quân sự thời kỳ phong kiến của Việt Nam, dù đã bị hủy hoại nhiều nhưng vẫn giữ lại những đoạn chân tường, từ đây có thể nhìn toàn cảnh thành phố Lạng Sơn với vẻ hùng vĩ và thơ mộng.
- Đền Kỳ Cùng: nơi có kiến trúc độc đáo và là một trong những điểm tâm linh nổi tiếng của Lạng Sơn. Đền thờ thần Giao Long với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hoà.
- Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng, nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, là điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội và cầu nối quan trọng giữa hai nền kinh tế.
- Các chợ ở Lạng Sơn: khi du lịch Lạng Sơn, không thể bỏ qua trải nghiệm các khu chợ mua sắm nổi tiếng như: chợ đêm Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh, chợ Tân Thanh…
5. Món ngon không thể bỏ lỡ khi đến Lạng Sơn
- Phở chua: một món ngon đặc trưng của Lạng Sơn, với bánh phở kết hợp cùng khoai lang chiên giòn, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn… Một điểm đặc biệt của món này là hương vị đậm đà của nước dùng từ mỡ vịt và gia vị thấm vào thịt trước khi quay.
- Bánh cuốn trứng: một món sáng được yêu thích, với nhân từ thịt, mộc nhĩ và trứng gà.
- Bánh áp chao: một loại bánh với vỏ từ gạo nếp và gạo tẻ, chiên giòn thơm như bánh rán, bên trong là vịt chao nổi tiếng của người Lạng Sơn.
Nem nướng Hữu Lũng: nem được làm từ thịt sống, ướp men 2 đến 3 ngày sau đó nướng trên bếp than hoa, ăn kèm với lá đinh lăng và nước mắm chấm chua ngọt đặc trưng của Lạng Sơn.
6. Mua gì về làm quà khi du lịch Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ phong phú về ẩm thực địa phương mà còn có nhiều đặc sản độc đáo để bạn lựa chọn làm quà. Dưới đây là một số loại đặc sản có thể mua về làm quà:
- Rượu Mẫu Sơn: là đặc sản của người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn, được chưng cất thủ công theo phương pháp truyền thống. Có loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược, rất đặc biệt và quý hiếm, phù hợp làm quà tặng.
- Quýt Bắc Sơn: quả quýt nổi tiếng với màu sắc hấp dẫn, vị ngọt đậm hơi chua và ít hạt. Ở đây có hai loại quýt tròn và quýt dẹt, là lựa chọn tuyệt vời cho món quà độc đáo.
- Đào Mẫu Sơn: loại đào màu xanh trắng, vỏ mềm mịn và hương thơm tự nhiên, là món quà không thể thiếu khi ghé thăm Lạng Sơn.