Hạch bạch huyết là những hạt tròn, nhỏ nằm trong các mô của hệ bạch huyết. Chúng có vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể và thường sưng khi gặp nhiễm trùng và các nguyên nhân khác. Việc tự kiểm tra hạch bạch huyết giúp xác định sớm các vấn đề sức khỏe.
Các bước
Tìm các hạch bạch huyết sưng

Xác định vị trí của hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết thường tập trung ở vùng cổ, xương đòn, nách và háng. Bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng sưng và đau của các hạch bạch huyết trong những vị trí này.

Đánh giá các khu vực không có hạch bạch huyết để so sánh. Ấn 3 ngón tay vào cánh tay và sờ xung quanh dưới da để biết cảm giác của các mô bên dưới. Các hạch bạch huyết không sưng sẽ chỉ hơi cứng hơn các mô xung quanh một chút và chỉ khi chúng bị kích ứng và sưng lên thì mới có thể sờ thấy dễ dàng.

Đánh giá hạch bạch huyết ở cổ và xương đòn. Dùng 3 ngón tay ở cả hai bàn tay cùng lúc xoay tròn phía sau tai và di chuyển dần xuống cả hai bên cổ và dưới đường viền hàm. Nếu sờ thấy có cục u kèm cảm giác đau, có thể đó là các hạch bạch huyết đang sưng.

Đánh giá hạch bạch huyết trong nách. Đặt 3 ngón tay vào giữa nách và tiếp tục trượt dần xuống thân trên vài cm cho đến bên trên rìa vú. Sờ khắp khu vực này với lực ấn nhẹ và di chuyển các ngón tay về phía trước, phía sau, lên và xuống vài cm.

Đánh giá hạch bạch huyết bên ở vùng háng. Di chuyển 3 ngón tay đầu tiên đến các nếp gấp ở đùi tiếp giáp với xương chậu và ấn các ngón tay vào các nếp gấp bằng lực ấn vừa phải để sờ các cơ, xương và mỡ bên dưới. Nếu sờ được cục u rõ rệt, có thể đó là một hạch bạch huyết bị sưng.

Xác định hạch bạch huyết đang sưng. So sánh cảm giác khi ấn vào phần trên cánh tay và nếu sờ được một cục u kèm cảm giác đau, có thể đó là hạch bạch huyết đang sưng.
Đến bác sĩ để kiểm tra hạch bạch huyết

Theo dõi các hạch bạch huyết sưng. Nếu các hạch bạch huyết vẫn sưng, cứng hoặc đau hơn một tuần, cần đến bác sĩ để xác định nguyên nhân.

Đi khám bệnh ngay nếu có một số triệu chứng nhất định. Nếu hạch bạch huyết bị sưng kèm theo triệu chứng như sụt cân, sốt dai dẳng, khó thở, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ triệu chứng nào khác xuất hiện. Bạn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách thông tin chi tiết về các triệu chứng khác nhau.

Đánh giá xem liệu hạch bạch huyết sưng có phải là do nhiễm trùng không. Bác sĩ sẽ kiểm tra hạch bạch huyết để xác định chắc chắn và cần xác định các bệnh nhiễm trùng có thể đã gây sưng hạch.

Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tự miễn. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để đánh giá hệ miễn dịch và phát hiện bệnh tự miễn như lupus hoặc viêm khớp.

Xét nghiệm tầm soát ung thư. Sưng hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu của ung thư. Bác sĩ sẽ đề xuất các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm, CT scan và có thể sinh thiết hạch bạch huyết khi cần.
Lời khuyên
- Sưng hạch bạch huyết thường tự khỏi sau vài ngày.
Cảnh báo
- Tránh làm tổn thương hạch bạch huyết bằng cách không ấn hoặc sờ quá mạnh. Hành động này có thể khiến hạch bạch huyết bị sưng hơn.