Bánh Trung thu nhân thập cẩm là món quà không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Hãy cùng Vinpearl khám phá về giá cả, địa chỉ mua bánh uy tín và cách làm, bảo quản bánh đơn giản tại nhà nhé!
Bánh Trung thu nhân thập cẩm không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu (Ảnh: sưu tầm)Khi nói đến Tết Trung thu, không thể không nhắc đến bánh Trung thu nhân thập cẩm. Được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng độc đáo, những chiếc bánh này mang đậm hương vị đặc trưng. Mỗi chiếc bánh đều chứa đựng tình cảm, mang lại niềm vui và sự gắn kết gia đình, làm cho ngày rằm trăng thêm ý nghĩa.
1. Bánh Trung thu nhân thập cẩm có gì đặc biệt?
Bánh Trung thu nhân thập cẩm được coi là loại bánh truyền thống được nhiều người ưa chuộng nhất. Với sự kết hợp đa dạng của các nguyên liệu như lạp xưởng, vừng trắng, mứt bí đao, mứt sen, cùng với các loại hạt khô như hạt dưa, hạt bí, hạt điều… tạo nên một hương vị thơm ngon độc đáo. Đặc biệt, hương vị này còn gợi lại những kỷ niệm gia đình trong ngày rằm Trung thu.
Bạn cần biết bánh Trung thu nhân thập cẩm có bao nhiêu calo?
Bánh Trung thu nhân thập cẩm thường có hàm lượng calo khá cao (Ảnh: sưu tầm)2. Giá bánh Trung thu nhân thập cẩm và 3 địa chỉ mua bánh uy tín
Hiện nay, trên thị trường có nhiều hãng bánh và địa chỉ bán bánh Trung thu nhân thập cẩm với mức giá từ 55.000 - 140.000 VNĐ/chiếc. Để mua được bánh ngon, chất lượng, giá cả phải chăng, bạn có thể tham khảo 3 địa chỉ mua bánh uy tín sau đây.
2.1 Bánh Trung thu thập cẩm Như Lan
Bánh Trung thu Như Lan là một thương hiệu được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Quy trình sản xuất luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định y tế và được kiểm chứng bởi cơ quan chức năng.
Ngoài ra, Như Lan cũng cung cấp nhiều loại bánh phù hợp với nhu cầu ẩm thực hiện đại như ít đường, giảm béo và phù hợp với chế độ ăn kiêng. Bạn có thể mua bánh tại các cơ sở của Như Lan sau:
- 50 - 60 Đường Hàm Nghi, Quận 1, Hồ Chí Minh
- 122 - 124 Đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- 365 - 367 Đường Hai Bà Trưng, Quận 3, Hồ Chí Minh
2.2 Bánh Trung thu Givral
Givral là một thương hiệu bánh nổi tiếng và có lịch sử lâu đời, được sáng lập bởi một doanh nhân người Pháp. Bánh Trung thu nhân thập cẩm của Givral mang đậm phong cách ẩm thực Pháp, độc đáo và tinh tế, thu hút lòng người thưởng thức. Đặc biệt, bánh Trung thu của Givral không sử dụng chất bảo quản hay phụ gia độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bạn có thể mua bánh tại các địa điểm sau:
- 112A Đường Tân Hương, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh
- 42 Đường Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
2.3 Bánh Trung thu Kinh Đô nhân thập cẩm
Kinh Đô là một trong những thương hiệu bánh Trung thu gắn bó với nhiều thế hệ người Việt nhất. Bánh Trung thu nhân thập cẩm của Kinh Đô được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, đồng bộ, với việc lựa chọn kỹ lưỡng nguyên liệu và không sử dụng chất phụ gia, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Thương hiệu này luôn được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Bạn có thể mua bánh tại các địa điểm sau:
- 138 - 142 Đường Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Linh, Thị trấn Bần Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên
- Số 26, đường số 8, Khu công nghiệp VSIP, Phường Bình Hòa, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
3. Cách làm các loại bánh Trung thu nhân thập cẩm được ưa thích nhất tại nhà
3.1. Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm theo phong cách truyền thống
Để làm bánh Trung thu nhân thập cẩm theo phong cách truyền thống, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 300g bột mì đa dụng
- 10g bột bánh dẻo
- 100g lạp xưởng
- 100g hạt điều
- 100g hạt dưa
- 100g hạt sen
- 100g mứt vỏ cam
- 100g mứt bí
- 100g mứt vỏ chanh
- 100g mứt gừng
- 100g mè trắng
- 1/2 trái chanh
- 50ml rượu mai quế lộ
- 1 thìa cà phê nước hoa bưởi
- 1 thìa cà phê nước tro tàu
- 2 quả trứng gà
- 20 ml dầu mè
- 110 ml dầu ăn
- 500g đường
- 1 thìa cà phê muối
Dưới đây là phương pháp làm bánh Trung thu nhân thập cẩm theo cách truyền thống:
- Bước 1: Chuẩn bị nước đường:
Trước tiên, hãy đun hỗn hợp gồm 300ml nước sạch, 500g đường và nước cốt chanh trên lửa nhỏ mà không khuấy, cho đến khi đường tan hoàn toàn. Sau đó, giảm lửa nhỏ và đun thêm khoảng 1 giờ rưỡi trước khi tắt bếp và để nước đường nguội.
- Bước 2: Chế biến nhân bánh:
Đầu tiên, bạn hãy cho 100g hạt điều, hạt dưa, và mè trắng vào một tô, sau đó trộn đều và đặt vào lò vi sóng để sấy khô trong khoảng 4 phút. Tiếp theo, thêm vào tô 100g mứt, lạp xưởng, 20ml dầu mè, 50ml rượu mai quế lộ, 1 thìa cà phê nước hoa bưởi, 10g bột bánh dẻo và 1 thìa cà phê muối, sau đó trộn đều lên. Sau đó, bạn chia hỗn hợp thành các phần bằng nhau và làm thành hình tròn.
- Bước 3: Làm vỏ bánh:
Cho vào tô 300g bột mì, 80ml dầu ăn, 200ml nước đường đã nấu, 1 thìa cà phê nước tro tàu và trộn đều lên. Sau đó, nhào bột đến khi khối bột dẻo mịn, không dính vào tay.
- Bước 4: Tạo hình cho bánh:
Hãy chia bột và nhân thành các phần bằng nhau. Sau đó, cán mỏng phần bột làm vỏ bánh và đặt nhân vào giữa, gập mép bột lại và tròn tròn vo nhẹ. Tiếp theo, bạn đặt bánh vào khuôn, nén chặt vừa phải để tạo hình và lấy bánh ra.
- Bước 5: Nướng bánh:
Hãy nhớ làm nóng lò nướng trước 10 phút ở 200 độ C. Sau đó, xếp bánh vào và nướng ở 200 độ C trong 10 phút. Sau khi đã nướng trong 10 phút, bạn xịt một ít nước lên bề mặt bánh và để nguội một chút. Tiếp theo, khuấy đều 2 quả trứng gà với 2 muỗng canh dầu ăn và thoa lên mặt bánh rồi nướng thêm 10 phút nữa là hoàn thành.
Cách làm bánh Trung thu thập cẩm truyền thống (Ảnh: sưu tầm)3.2. Hướng dẫn làm bánh Trung thu nhân thập cẩm gà quay
Bên cạnh những nguyên liệu giống như bánh Trung thu nhân thập cẩm truyền thống, bạn cần bổ sung thêm:
- 200g thịt ức gà
- 50g mứt
- 300g bột mì
- 50g lá chanh
- 50g lạp xưởng
Cách làm loại bánh Trung thu hiện đại này cơ bản giống với cách làm bánh Trung thu thập cẩm truyền thống, chỉ khác ở phần làm nhân bánh.
- Bước 1: Chuẩn bị nhân bánh:
Bạn ướp ức gà với hạt nêm, đường, dầu mè, nước tương, dầu hào, mật ong trong 30 phút. Sau đó, bạn rán thịt ở lửa vừa cho đến khi chín rồi xé thành sợi. Tiếp theo, bạn thêm nước ướp gà, gà đã xé vào chảo và xào đến khi khô. Sau đó, bạn trộn đều 100g ức gà xé sợi cùng 50g mứt gừng đỏ, 50g lạp xưởng, 50g mứt hạt sen, 50g lá chanh, 50g mứt bí, 50g hạt điều rang và 50g hạt dưa rang chín.
- Bước 2: Làm nhân bánh:
Bạn thêm vào phần nhân nước lọc, rượu mai quế lộ, dầu mè, bột bánh dẻo, nước tương, bột ngũ vị hương rồi trộn đều lên. Sau đó, bạn vo thành từng viên nhỏ và làm các bước tiếp theo tương tự như cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm truyền thống.
3.3. Hướng dẫn làm bánh Trung thu nhân thập cẩm trứng muối
Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm trứng muối cũng giống như cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm gà quay, nhưng chỉ khác ở cách làm phần nhân trứng muối.
Bạn cần tách lòng đỏ trứng vịt muối và ngâm cùng rượu trắng, gừng đập dập trong 15 phút để loại bỏ mùi tanh. Sau đó, bạn ướp lòng đỏ với đường trắng, dầu mè trong 30 phút rồi đem đi hấp khoảng 30 phút.
Tiếp theo, bạn cho vào tô mứt bí, mứt chanh, mứt gừng, mỡ đường, hạt mè, hạt điều, hạt dưa cùng bột bánh dẻo, dầu mè, rượu mai quế lộ, lá chanh, chà bông gà, lạp xưởng và trộn thật đều. Tiếp đó, bạn thêm mạch nha vào và đảo đều hỗn hợp. Sau đó, bạn thêm 50g nước đường và tiếp tục trộn. Cuối cùng, bạn đặt lòng đỏ trứng muối vào giữa và vo viên tròn.
Hướng dẫn làm bánh Trung thu nhân thập cẩm trứng muối3.4. Hướng dẫn làm bánh dẻo Trung thu nhân thập cẩm
Nguyên liệu cho bánh Trung thu dẻo:
- 150g bột dẻo
- 500ml nước đường
- 15ml tinh dầu hoa bưởi
- 50g mứt bí
- 10g bột dẻo
- 20g lạp xưởng
- 10g hạt dưa
- 5g hạt vừng
Hướng dẫn làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm:
- Bước 1: Trộn bột bánh:
Trong một tô lớn, hòa 500ml nước đường và 5ml tinh dầu hoa bưởi, sau đó khuấy đều. Tiếp theo, thêm vào 150g bột dẻo, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp mịn và màu vàng nhạt, sau đó bọc kín và để nghỉ khoảng 20 - 30 phút.
- Bước 2: Làm nhân bánh:
Bạn chuẩn bị 10g bột dẻo, 50g mứt bí, 20g lạp xưởng, 10g hạt dưa và 5g hạt vừng trong tô, sau đó trộn đều. Tiếp theo, thêm vào 5ml tinh dầu hoa bưởi và khuấy đều cho đến khi nhân có độ kết dính. Chia nhân thành các phần bằng nhau và vo thành các viên tròn.
- Bước 3: Đóng bánh:
Chia bột thành các phần bằng nhau, rải một lớp bột mỏng lên mặt và nhồi cho đến khi không còn dính tay. Sau đó, đặt nhân vào giữa phần vỏ, gấp viền lại và vo thành viên tròn. Đặt bánh vào khuôn đã thoa bột, ấn chặt để hoa văn in vào bánh. Cuối cùng, gỡ bánh ra khỏi khuôn và bánh sẽ hoàn thành.
Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm (Ảnh: sưu tầm)3.5 Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm chay
Tùy theo sở thích của bạn, bạn có thể làm bánh dẻo hoặc bánh nướng, các bước cơ bản sẽ giống như cách làm hai loại bánh này ở trên. Tuy nhiên, cách làm bánh Trung thu chay chỉ khác biệt ở phần chuẩn bị và làm nhân thập cẩm chay.
- Bước 1: Sơ chế nhân bánh:
Bạn hãy ngâm sườn non chay và nấm đông cô khô trong nước sôi khoảng 30 phút. Sau đó, cắt bỏ chân nấm, rửa sạch cả nấm và sườn non chay. Tiếp theo, vắt cả hai nguyên liệu này để loại bỏ nước và cắt thành hạt lựu. Băm nhỏ mứt vỏ chanh và mứt gừng đỏ; giã nhỏ các loại hạt; và cắt sợi lá chanh.
- Bước 2: Làm nhân bánh:
Hãy đặt chảo lên bếp, cho sườn non chay và nấm đông cô vào chảo, đảo đều với lửa vừa trong khoảng 5 phút. Tiếp theo, thêm hỗn hợp hạt, các loại mứt và lá chanh vào, trộn đều. Khuấy đều 50ml dầu hào chay và 40g bột nếp, sau đó từ từ đổ phần sốt này vào chảo, trộn đều cho đến khi hoà quyện và nhân có thể kết dính lại khi nắn.
4. Cách bảo quản nhân thập cẩm bánh Trung thu đúng cách
Nhân bánh Trung thu làm tại nhà thường không sử dụng các thành phần hóa học và chất bảo quản, do đó sẽ bị hỏng, mốc nếu không được bảo quản đúng cách.
Nếu bạn muốn sử dụng nhân làm bánh ngay, hãy để nhân nguội trước khi đóng vào vỏ bánh.
Nếu muốn làm bánh vào ngày hôm sau, hãy gói kín phần nhân bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nhân bánh có thể được bảo quản trong khoảng một tuần.
Nếu muốn bảo quản nhân bánh trong thời gian dài hơn, bạn có thể đặt vào ngăn đá và rã đông trước khi sử dụng. Thời gian bảo quản tối đa là ba tuần.
Nhân bánh Trung thu thập cẩm truyền thống sẽ bị hỏng, mốc nếu không được bảo quản đúng cách (Ảnh: sưu tầm)Bên cạnh đó, Tết đoàn viên cũng là dịp mà bạn và gia đình có thể tổ chức những hoạt động vui chơi và du lịch cùng nhau. Đặc biệt, Trung thu 2023 rơi vào thứ 6, kết hợp với 2 ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể tận hưởng kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm tại những điểm đến nổi tiếng như Hạ Long, Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang… để khám phá không khí sôi động và náo nhiệt của Tết Trung thu tại những địa điểm đặc biệt này.
Để chuyến du lịch trong dịp Tết đoàn viên trọn vẹn hơn, bạn có thể chọn đặt phòng tại các khu nghỉ dưỡng của Vinpearl. Tại đây, bạn và gia đình có thể tận hưởng không gian nghỉ dưỡng thoải mái và sang trọng, đẳng cấp, cùng nhiều tiện ích dịch vụ như spa thư giãn, nhà hàng sang trọng, hồ bơi ngoài trời hay khu vui chơi giải trí…
Phòng nghỉ tại Vinpearl sang trọng, đẳng cấp, đầy đủ tiện nghiTrải nghiệm làm bánh Trung thu tại VinpearlBánh Trung thu nhân thập cẩm là biểu tượng truyền thống và ý nghĩa trong Tết đoàn viên. Nó thể hiện sự sum vầy, hạnh phúc và đoàn kết gia đình. Hi vọng những thông tin này giúp bạn chọn mua hoặc làm bánh Trung thu ý nghĩa cho gia đình và người thân.