Củ dền là một trong những thực phẩm được ưa chuộng với lượng vitamin và khoáng chất phong phú, có thể sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn. Khi được chế biến đúng cách, củ dền sẽ có hương vị béo ngậy và mùi đất đặc trưng. Dưới đây là một số cách để chế biến củ dền một cách sáng tạo và ngon miệng...
Các bước
Rửa và Chuẩn Bị Củ Dền

- Bạn có thể luộc củ dền có kích thước bất kỳ. Tuy nhiên, củ dền cỡ trung bình thường phù hợp nhất vì tạo được sự cân bằng giữa thời gian nấu và lượng dùng.
- Đừng chọn những củ có vết bầm hoặc khiếm khuyết bề mặt, lớp vỏ khô hoặc nhăn nheo. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã được bảo quản trong thời gian dài.
- Củ dền thường khá cứng nên cần sử dụng lực mạnh để cắt. Hãy cẩn thận để tránh tai nạn!
- Nếu muốn, bạn có thể giữ lại các lá để sử dụng trong các món ăn khác. Chúng có thể được chế biến như cải xoăn, bó xôi, hoặc là rau sống.

- Nếu củ dền đã được chuẩn bị sẵn thì bước này có thể bỏ qua.
- Rễ củ dền lý thuyết có thể ăn được, nhưng chúng thường cứng và có vị khá khó chịu. Tuy nhiên, chúng có thể được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn khác.
Lưu Ý: Nếu nước từ củ dền bắn ra và dính vào thớt, bạn có thể cắt một lát chanh và chà vào vết dính. Axít từ chanh sẽ giúp loại bỏ vết bẩn và tránh tạo ra các vết màu trên thớt.
- Đừng chải quá mạnh để tránh làm trầy vỏ củ, gây mất màu và mất chất dinh dưỡng.
- Củ dền phát triển dưới lòng đất nên việc rửa sạch là rất quan trọng trước khi nấu.
- Nếu bạn muốn đảm bảo sự sạch sẽ, bạn có thể ngâm củ dền trong nước có thêm 60ml giấm hoặc nước cốt chanh trong khoảng 5 phút.
Chuẩn Bị Nước Sôi

- Chọn dụng cụ nấu phù hợp với số lượng củ dền, cộng với thể tích nước cần sử dụng.
- Xếp củ dền đều trong nồi để nước sôi có thể tiếp xúc với chúng đồng đều.
Lưu Ý: Nếu sử dụng giấm, nên chọn giấm trắng chưng cất thông thường. Tránh sử dụng các loại giấm có hương vị như giấm balsamic, rượu vang, hoặc giấm táo vì chúng có thể ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của củ dền.

- Đậy nắp nồi sẽ ngăn chặn nhiệt thoát ra, do đó nước sẽ sôi nhanh hơn.
- Nhớ đậy nắp nồi trong suốt thời gian nấu. Nếu không, nhiệt độ của nước sẽ giảm và thời gian luộc lâu hơn.
- Khi phải luộc mẻ lớn hoặc trước đó củ dền được trữ trong tủ lạnh thì thời gian luộc có thể mất gần một tiếng để củ dền chín hoàn toàn.
- Chọn con dao có lưỡi dài để tránh làm bỏng tay. Bạn nên đeo găng tay chống nóng nếu có nhiều hơi nước thoát ra từ nồi.
Bóc vỏ củ dền đã luộc

- Tô trộn loại lớn là phù hợp nhất cho mục đích này, nhưng bạn có thể rót nước trực tiếp vào bồn nếu cần làm lạnh một mẻ lớn hoặc khi không có tô phù hợp.
- Hoặc bạn có thể đổ nguyên nồi luộc củ dền vào cái sàng hay rổ trước khi chuyển củ dền vào tô nước đá.
- Một lựa chọn khác, bạn chỉ cần chắt hết nước luộc và xối nước lạnh vào củ dền nếu không muốn dùng nước đá.
Lời khuyên: Sau khi nấu xong, bạn có thể chắt nước luộc màu đỏ bỏ đi hoặc giữ lại làm nước nấu súp hay nấu canh. Nước luộc củ dền còn có thể dùng làm thuốc nhuộm tự nhiên.

- Bạn có thể phải làm lạnh theo từng mẻ nếu số lượng củ dền quá nhiều. Nhớ thay nước đá trong tô sau khi làm lạnh xong từng mẻ.

- Có lẽ bạn nên đeo găng tay cao su trước khi bóc vỏ củ dền để đảm bảo nước củ dền không dính vào ngón tay.
- Vứt bỏ vỏ củ dền ngay sau khi bóc ra để tránh làm bẩn quần áo, mặt bếp, sàn nhà, hay các bề mặt xung quanh.
Lời khuyên
- Ăn củ dền luộc với muối, dầu ô-liu, hoặc vài nhánh ngò tây. Bạn cũng có thể ngâm muối củ dền, trộn chung với món salad, thêm củ dền vào món thịt hầm, hoặc dầm nát với bơ, sữa, và muối (tương tự như khoai tây).
Cảnh báo
- Nước củ dền có thể làm lem bẩn vải vóc và các vật liệu khác. Cân nhắc đeo tạp dề khi làm việc với củ dền tươi.
Những thứ bạn cần
Rửa và tỉa củ dền
- Thớt
- Dao sắc
- Bàn chải rửa rau củ
- Đĩa hoặc khăn giấy
Nấu củ dền
- Nồi hay xoong
- Nước
- Cốc hay thìa đong
- Thìa gỗ hay kim loại
- Dao
Bóc vỏ củ dền đã luộc
- Tô cỡ lớn
- Nước
- Đá viên
- Vá có lỗ
- Kẹp (tùy chọn)
- Sàng hay rổ (tùy chọn)
- Găng tay cao su (tùy chọn)