Quấn tã cho bé mới sinh sẽ giữ cho em bé ấm áp, giúp em bé ngủ ngon và sâu hơn. Đồng thời, giúp mẹ tiết kiệm thời gian trong việc giặt giũ và vệ sinh cho em bé. Hãy tham khảo ngay cách quấn tã để em bé cảm thấy thoải mái nhất!
Lợi ích của việc quấn tã cho em bé mới sinh
Quấn tã cho em bé mới sinh mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Giữ cơ thể em bé ấm áp, đặc biệt vào mùa đông lạnh.
- Giúp em bé có giấc ngủ sâu và ngon hơn, ít bị giật mình, không thức giấc thường xuyên hoặc khó chịu khi đi vệ sinh.
- Bảo vệ làn da của em bé tránh khỏi các vấn đề như dị ứng, hăm nhiễm hoặc phát ban.
- Mẹ dễ dàng vệ sinh cho em bé hàng ngày.
Lợi ích của việc quấn tã cho em bé mới sinh
Một số loại tã thường sử dụng cho em bé
2.1 Tã chéo, tã vải
Tã chéo, tã vải là loại tã truyền thống đã xuất hiện từ lâu, được nhiều bậc cha mẹ yêu thích vì giá thành phải chăng, thông thoáng và dễ sử dụng. Loại tã này thích hợp cho em bé mới sinh, an toàn và không gây kích ứng, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí.
Tã chéo, tã vải dành cho bé được làm từ nguyên liệu tự nhiên, thông thoáng, đảm bảo an toàn cho mọi loại da nhạy cảm của bé. Đây là lựa chọn phổ biến của các bậc phụ huynh trong giai đoạn sơ sinh.
Tuy nhiên, loại tã này cũng có một số nhược điểm như cần phải thay thường xuyên vì khả năng hút ẩm không cao và gây cảm giác không thoải mái cho bé. Nếu giặt bằng máy, tã này dễ bị rách.
Tã chéo, tã vải
2.2 Tã xô
Tã lót xô được làm từ vải xô mềm mại, thấm hút nhanh chóng, giữ cho da của bé luôn sạch sẽ và khô ráo. Loại tã này còn có thể sử dụng đa chức năng như làm khăn lót mông cho bé, khăn vệ sinh, hay khăn lau tiện lợi.
Ưu điểm của tã xô là thông thoáng tốt, sử dụng đơn giản, nhưng đòi hỏi phải thay tã cho bé thường xuyên. Bố mẹ nên giặt tã xô bằng tay để bảo quản tã không bị sờn và rách. Tuy nhiên, khuyết điểm của tã xô là dễ bị ố vàng và khó làm sạch.
Tã xô
2.3 Tã dán
Tã dán có khả năng thấm hút tốt và phù hợp sử dụng vào buổi tối, được nhiều bà mẹ bỉm ưa chuộng. Khi sử dụng, loại tã này sẽ bám chặt vào bên hông giống như chiếc quần, giúp bé dễ dàng di chuyển. Loại tã này thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Tuy nhiên, những loại tã không thông thoáng có thể làm cho bé bị hăm, ngứa hoặc dị ứng vùng kín. Do đó, bố mẹ không nên sử dụng tã dán suốt cả ngày cho bé, và nên ưu tiên lựa chọn loại tã dán có khả năng thông thoáng tốt.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu tã dán tốt mà bạn có thể lựa chọn như: tã dán Merries, tã dán Moony, tã dán Pampers, tã dán sơ sinh Huggies, tã dán Bobby, ...
Tã dán Moony Natural size S 58 miếng (cho bé 4 - 8kg)
2.4 Tã quần (bỉm)
Tã quần có thiết kế giống như chiếc quần nhỏ, sử dụng vô cùng dễ dàng, tã quần bé có thể hoạt động thoải mái mà không bị xô lệch gây tràn tã mang lại cảm giác thoải mái cho các bé.
Vì vậy, tã có thể sử dụng liên tục tùy vào số lần bé đi, đặc biệt là vào ban đêm. Khi lựa chọn tã, bạn phải tùy thuộc vào số tháng tuổi và cân nặng của bé để chọn size phù hợp như tã quần Bobby size L.
Bởi sở hữu nhiều ưu điểm, tã quần có giá thành cao hơn so với các loại tã khác. Để tiết kiệm, bố mẹ có thể sử dụng loại tã này cho bé khi ngủ hoặc đi ra ngoài. Hiện nay, trên thị trường có một số thương hiệu tã quần tốt cho bé bạn có thể lựa chọn như: tã quần bobby,...
Tã quần Huggies Dry size XXL 56 miếng (cho bé 15 - 25kg)
2.5 Miếng lót sơ sinh
Miếng lót sơ sinh thích hợp cho bé từ khi vừa chào đời đến 2-3 tháng tuổi. Miếng lót giống với miếng băng vệ sinh không cánh của chị em phụ nữ, nhưng có thiết kế dài và to hơn.
Miếng lót sơ sinh là đồ dùng vệ sinh để lót cho bé, gần giống với tã nhưng chỉ che hờ chứ không đóng kín. Sau mỗi lần sử dụng, mẹ chỉ cần vứt bỏ và thay miếng mới, không phải giặt lại.
Tuy nhiên, sử dụng miếng lót sơ sinh khá tốn kém, có thể bị tràn nếu bé đi vệ sinh nhiều. Đồng thời, bé cũng có thể bị hăm, mẩn ngứa nếu bố mẹ sử dụng loại kém chất lượng không có khả năng thông thoáng tốt.
Miếng lót sơ sinh Huggies Dry size NB1 100 miếng (cho bé dưới 5kg)
Cách quấn tã tam giác cho vùng kín của trẻ sơ sinh
3.1 Chuẩn bị
Nước ấm: Mức nhiệt khoảng từ 36 - 38 độ.
Khăn giấy khô/khăn ướt chuyên dụng: Các mẹ bỉm ngày nay thường dùng khăn ướt/khăn khô tiện dụng lại an toàn thay cho khăn xô, khăn vải truyền thống để vệ sinh cho bé. Hơn nữa, việc sử dụng khăn ướt thương hiệu uy tín có chứa thành phần kháng khuẩn và dưỡng ẩm không chỉ giúp mẹ làm sạch bẩn mà còn sạch khuẩn, bảo vệ làn da bé.
Xịt chăm sóc da: Có tác dụng dưỡng ẩm, diệt khuẩn, hình thành một lớp màng bảo vệ ngăn không cho vi khuẩn gây mẩn ngứa, hăm đỏ cho bé bất cứ lúc nào. Các mẹ có thể sử dụng xịt hằng ngày hay khi bé gặp vấn đề về da đều rất an toàn, lành tính.
Tã vải sạch: Các mẹ cần giặt tã sạch sẽ, không bị rách để an toàn và bảo vệ tối ưu cho bé, đồng thời giúp tránh phân hoặc nước tiểu tràn ra ngoài khi bé sử dụng.
Dùng khăn giấy vệ sinh vùng kín cho bé trước khi đóng bỉm
3.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Để tránh nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang cơ thể bé, mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi quấn tã.
Bước 2: Đặt bé nằm lên giường rồi nhấc chân bé lên nhẹ nhàng, tháo miếng tã bẩn ra. Nếu bé chưa mặc tã trước đó, mẹ bỏ qua bước này và thực hiện bước 3.
Bước 3: Mẹ dùng khăn vải đa năng thấm nước ấm hoặc khăn ướt để vệ sinh vùng quấn tã. Vệ sinh thật kỹ vùng bẹn, mông, thắt lưng và hai bên đùi bé.
Bước 4: Thực hiện gấp tã.
- Tã chéo: Đặt tã phẳng, không cần gấp.
- Tã vuông, tã xô: Gấp tã thành hình tam giác sao cho các cạnh của hai mặt tã khít vào nhau.
Bước 5: Đặt mông bé vào giữa tã.
Đặt mông bé nằm vào giữa để quấn tã chắc chắn và chống tràn hiệu quả
Bước 6: Sau khi làn da vùng quấn tã của con có đủ thời gian “thở” khoảng 5 - 10 phút và hoàn toàn khô ráo, mẹ sử dụng xịt dưỡng ẩm chăm sóc da con trước khi cố định tã.
Quấn tã hình tam giác cho vùng kín của em bé mới sinh
Phương pháp quấn tã hình tam giác toàn thân cho em bé sơ sinh
4.1 Chuẩn bị sẵn
Trong phương pháp quấn tã này, mẹ sẽ chuẩn bị những vật dụng tương tự như khi quấn tã cho vùng kín của em bé, bao gồm: nước ấm, khăn vải đa năng (hoặc khăn ướt), xịt dưỡng da và tã sạch.
4.2 Các bước thực hiện
Bước 1 đến bước 3: Tương tự như các bước từ 1 đến 3 của phương pháp quấn tã từ bụng xuống, bao gồm: vệ sinh tay trước khi thay tã, loại bỏ tã bẩn và sử dụng khăn vải đa năng hoặc khăn ướt để làm sạch vùng kín cho bé.
Bước 4: Thực hiện việc gấp tã.
- Tã dạng chéo: Chỉ cần trải phẳng tã, không cần gấp. Tã dạng vuông: Trải phẳng tã và gấp một góc thành hình tam giác.
Bước 5: Đặt bé nằm giữa tã sao cho vai bé nằm ngang với mép trên cùng của tã.
Đặt bé nằm giữa tã sao cho vai bé nằm ngang với mép trên cùng
Bước 6: Đặt một miếng khăn khô lên vùng mông hoặc bẹn của bé để kiểm tra vùng quấn tã đã khô hoàn toàn hay chưa. Sau đó, thực hiện xịt sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da cho bé.
Bước 7: Đặt một cánh tay bé song song và sát vào cơ thể, khuỷu tay hơi cong để bé thoải mái và dễ di chuyển. Quấn phần tã cùng bên với cánh tay vòng qua ngực bé rồi cố định đầu tã dưới lưng.
Bước 8: Cho chân bé duỗi thẳng và gấp phần đuôi tã lên trên để tã phủ kín chân, sau đó cố định đầu tã dưới lưng.
Bước 9: Tương tự như bước 6, mẹ thực hiện với bên tã còn lại.
Bước 10: Bế bé lên, kiểm tra độ chặt, lỏng của tã giống như cách mẹ quấn tã vùng kín.
Phương pháp quấn tã tam giác toàn thân cho trẻ sơ sinh
Phương pháp quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh
Để quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ hãy tham khảo và thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở rộng tã trên giường, cũi hoặc nơi bé nằm. Gập một góc của tã khoảng 15cm. Sau đó đặt bé nằm lên trên, đầu hướng về góc tã đã gấp.
Bước 2: Cuốn tã từ bên trái sang phải để bao phủ vùng tay trái và cơ thể bé và cuốn chặt bởi 1/2 tã. Tiếp theo, nhấc tay phải của bé lên cao, đưa tã xuống dưới lưng phải bé.
Bước 3: Dưới chân bé, cuốn góc thứ ba lên để che kín phần chân, rồi nhét phần tã vào góc tã thứ hai đã cuốn.
Bước 4: Lặp lại thao tác giống như bước thứ 2 ở góc thứ 4, chỉ khác là cuốn tã từ bên phải. Sau đó đưa phần tã còn lại xuống phía dưới lưng bên trái của bé.
Phương pháp quấn tã chéo cho em bé sơ sinh
Thay tã dán và miếng lót sơ sinh cho em bé
Đối với tã dán:
- Mẹ đặt bé nằm ngửa, mở miếng tã dán mới ra và đặt bên dưới mông bé. Tiến hành tháo tã cũ nhưng chưa bỏ hẳn ra ngoài mà chỉ úp phần đầu xuống dưới mông bé để làm sạch trước. Vệ sinh sạch sẽ cho bé từ phần sinh dục xuống hậu môn. Loại bỏ tã cũ ra ngoài. Dán 2 bên tã mới vào 2 cạnh sườn của bé. Hoàn thành thay tã mới cho bé.
Đối với miếng lót sơ sinh: Miếng lót sơ sinh thường được sử dụng kèm với tã chéo hoặc quần đóng bỉm, mẹ có thể dễ dàng sử dụng mà không cần thao tác nhiều như các loại tã khác. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé, sau đó dán miếng lót sơ sinh vào quần bỉm hoặc tã và quấn lại như hướng dẫn trên.
Thay tã dán và miếng lót sơ sinh cho em bé
Một số lưu ý khi quấn tã cho em bé
Bố mẹ không chỉ cần biết cách quấn tã đúng cho con, mà cũng cần phải lưu ý đến những điều sau khi quấn tã để đảm bảo an toàn cho bé nhất.
- Quan tâm đến phần chân và hông của bé, không quấn quá chặt hoặc quá lỏng để tạo sự thoải mái khi bé cử động. Luôn đặt bé ngủ ở tư thế nằm ngửa. Không quấn tã quá chặt và không quấn vào phần đầu, cổ, gáy. Thường xuyên kiểm tra miếng lót của bé. Sử dụng phấn rôm hoặc kem chống hăm trước khi thay tã. Tránh đặt bé trong nôi có nhiều đồ chơi sau khi quấn tã.
Những lưu ý khi quấn tã cho trẻ sơ sinh