Google Chrome là trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể đã quen với cách sử dụng nó, nhưng nếu bạn là học sinh hoặc sinh viên, đừng bỏ qua những mẹo sử dụng Chrome sau đây.
Tạo tài khoản Chrome cá nhân
Bước đầu tiên trong quá trình thiết lập trình duyệt là tạo cấu hình Chrome phù hợp với việc học tập và nghiên cứu. Bằng cách này, bạn có thể cài đặt những tiện ích mở rộng liên quan, lưu lại các đánh dấu đã sắp xếp, và tối ưu hóa cài đặt Chrome để tăng hiệu quả học tập.
Ngoài ra, khi bạn lưu tất cả thông tin và duyệt web cá nhân trên cấu hình riêng, bạn sẽ không cần lo lắng về việc chia sẻ thông tin nhạy cảm khi hiển thị màn hình trình duyệt trong các cuộc họp trực tuyến.
Hãy tuân theo các bước dưới đây để tạo một hồ sơ mới:
1. Ở góc trên cùng bên phải, nhấp vào biểu tượng hồ sơ.
2. Trong Các hồ sơ khác, nhấp vào Thêm.
3. Đăng nhập bằng email hoặc nhấp vào Tiếp tục mà không cần tài khoản.
4. Chọn tên người dùng và một hình đại diện cho hồ sơ của bạn, sau đó nhấn Hoàn tất.
Khi tạo tài khoản Chrome, bạn cũng nên chọn Tạo một đường dẫn trên desktop nếu bạn muốn một biểu tượng nhanh trên desktop. Điều này sẽ giúp bạn truy cập trình duyệt một cách nhanh chóng sau khi khởi động Chrome với tài khoản đã đăng nhập.
Cài đặt các tiện ích mở rộng liên quan
Sau khi tạo tài khoản trên Chrome, bạn nên cài đặt thêm các tiện ích mở rộng cần thiết cho việc học. Cách cài đặt extension trên Chrome như sau:
- Truy cập Chrome Web Store.
- Nhập tên tiện ích đó vào ô tìm kiếm ở góc trên cùng bên trái.
- Từ kết quả tìm kiếm, chọn tiện ích mong muốn.
- Sau đó, nhấn Add to Chrome.
- Trong cửa sổ hiển thị, nhấn Add extension.
Nâng cấp thanh bookmark
Tiếp theo, hãy tận dụng đầy đủ tính năng của thanh bookmark trên Chrome khi cấu hình trình duyệt để quản lý công việc một cách dễ dàng.
Do đó, hãy bắt đầu thu thập các tài nguyên mà bạn thường xuyên sử dụng nhất và thêm chúng vào thanh bookmark. Nhờ điều này, bạn có thể truy cập vào hầu hết các trang web mà bạn đã ghé thăm gần đây chỉ với một cú nhấp chuột, giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể.
Bạn có thể thêm một trang vào danh sách bookmark bằng cách nhấp vào biểu tượng hình ngôi sao ở phía ngoài cùng bên phải của thanh tìm kiếm hoặc nhấp vào biểu tượng ba chấm dọc ở góc phải phía trên, sau đó chọn Bookmarks > Bookmark this tab… Tiếp theo, bạn có thể kéo và thả một trang đã được đánh dấu vào thanh bookmark.
Hơn nữa, bạn cũng có thể tạo các thư mục riêng cho các dự án khác nhau và lưu các bookmark của các nguồn liên quan vào trong thư mục. Sau đó, bạn có thể thêm các thư mục này vào thanh bookmark để quản lý tất cả từ một nơi.
Tận dụng tính năng nhóm tab trên Chrome
Tiếp theo, bạn nên tổ chức các tab thường sử dụng vào từng nhóm riêng. Tính năng nhóm tab của Chrome hoạt động giống như danh sách bookmark, giúp bạn mở tất cả các tab trong một nhóm cùng một lúc.
Do đó, hãy tạo nhiều tab cho các dự án trong quá trình học, và thêm liên kết và nguồn liên quan. Để tạo một nhóm, nhấp chuột phải vào tab bất kỳ, sau đó chọn Thêm tab vào nhóm > Nhóm mới. Tiếp theo, đặt tên cho nhóm, chọn màu sắc và nhấn Enter.
Sau khi tạo nhóm, bạn có thể thêm tab vào bằng cách nhấp vào Thêm một tab vào nhóm, sau đó chọn nhóm tương ứng.
Bật đồng bộ trên Chrome
Bước kế tiếp là kích hoạt tính năng đồng bộ trên Chrome. Điều này giúp bạn đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt trên các thiết bị, bao gồm các tiện ích được cài đặt, bookmark, mật khẩu đã lưu, và lịch sử duyệt web.
Vì vậy, khi bạn cần sử dụng máy tính tại trường, chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình để sử dụng cài đặt trình duyệt đã quen thuộc. Tất cả các thay đổi trong trình duyệt sẽ được đồng bộ trên tất cả các thiết bị kết nối với cùng một tài khoản.
Để kích hoạt tính năng đồng bộ trên Chrome, thực hiện các bước sau:
- Nhấp vào biểu tượng ba chấm ở góc trên cùng bên phải và chọn Cài đặt.
- Trong thanh bên trái, chọn mục Bạn và Google.
- Ở phần bên phải, nhấp vào Đồng bộ và Dịch vụ Google.
- Nhấp vào Bật đồng bộ….
- Thêm tài khoản email của bạn.
Trên đây là những mẹo dùng Google Chrome cần thiết cho học sinh, sinh viên. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.