Cảm giác suy nhược và mệt mỏi có thể là dấu hiệu của thiếu máu - thiếu hụt tế bào hồng cầu (RBC). Chế độ ăn thiếu sắt và các khoáng chất, dưỡng chất khác là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Nồng độ hemoglobin trong máu thấp và lượng tế bào hồng cầu thấp là hai dấu hiệu của chế độ ăn không cân đối và thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và các bệnh như bệnh bạch cầu ác tính (trong một số trường hợp) nếu số lượng tế bào bạch cầu quá nhiều trong khi lượng tế bào hồng cầu quá thấp.
Các bước
Thay đổi chế độ ăn

- Các loại đậu/rau đậu
- Đậu lăng
- Rau xanh như cải xoăn và cải bó xôi
- Hoa quả sấy khô, bao gồm mận khô
- Thịt nội tạng như gan
- Lòng đỏ trứng
- Thịt đỏ
- Nho khô
- Nếu việc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt hàng ngày không đủ, bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung sắt giúp tăng sản xuất tế bào hồng cầu. Viên uống bổ sung sắt có sẵn với liều lượng 50-100 mg và có thể uống 2-3 lần mỗi ngày.

- Người trưởng thành cần 900 mcg đồng mỗi ngày. Trong thời kỳ sinh sản, phụ nữ có kinh nguyệt nên bổ sung nhiều đồng hơn nam giới. Phụ nữ cần 18 mg đồng mỗi ngày, trong khi nam giới chỉ cần 8 mg.

- Ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh đậm, các loại đậu, đậu lăng và các loại hạt chứa lượng lớn axit folic. Axit folic cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung - liều lượng 100 đến 200 mcg, có thể uống mỗi ngày.
- Trường Đại học Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị nên bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày đối với phụ nữ trưởng thành có kinh nguyệt đều đặn. Mặt khác, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị liều bổ sung 600 mg axit folic mỗi ngày đối với phụ nữ mang thai.
- Ngoài tác dụng hỗ trợ sản sinh tế bào máu khỏe mạnh, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh và tái tạo thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào trong chức năng ADN bình thường.

- Khoai lang, cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh đậm, ớt chuông đỏ ngọt và các loại hoa quả như mơ, bưởi, dưa hấu, mận và dưa vàng đều giàu vitamin A.
- Liều cần bổ sung mỗi ngày là 700 mcg vitamin A ở phụ nữ và 900 mcg vitamin A ở nam giới.

- Bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày cùng với sắt sẽ giúp tăng tốc độ hấp thụ sắt của cơ thể, tăng hiệu quả sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên, lưu ý rằng bổ sung sắt liều cao có thể gây hại cho cơ thể.
Thay đổi lối sống

- Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ và bơi lội đều giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tinh thần.
- Tập thể dục cũng giúp tăng cường quá trình sản xuất tế bào hồng cầu trong cơ thể. Khi tập luyện mạnh, cơ thể cần oxy nhiều hơn, điều này kích thích sản xuất tế bào hồng cầu để cung cấp đủ oxy cho các cơ quan và mô trong cơ thể.

- Hút thuốc lá làm co mạch máu, làm giảm lưu thông máu và khiến máu khó vận chuyển đủ oxy đến các cơ quan trong cơ thể.
- Thức uống có cồn khiến máu đặc và lưu thông chậm, dẫn đến thiếu oxy và giảm sản xuất tế bào hồng cầu.

- Nếu lượng tế bào hồng cầu thấp, bác sĩ có thể khuyến nghị truyền hồng cầu hoặc máu toàn phần để đảm bảo cơ thể có đủ tế bào hồng cầu và các thành phần máu khác.

- Nếu được chẩn đoán thiếu tế bào hồng cầu, hãy thực hiện các thay đổi trong lối sống và chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ đúng cách sẽ giúp cải thiện nồng độ tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Hiểu về số lượng tế bào hồng cầu



Lời khuyên
- Vitamin B12 và B6 là quan trọng. B12: 2,4 mcg/ngày, B6: 1,5 mcg/ngày. Thịt, trứng, chuối, cá, khoai tây nướng giàu.
- Mỗi tế bào hồng cầu sống 120 ngày, sau đó được thay thế.