Việc từ bỏ tã (bỉm) cho bé là một quá trình dài và khó khăn, không phải ba mẹ nào cũng biết cách áp dụng đúng lúc, đúng thời điểm cho bé. Dưới đây là hướng dẫn cách bỏ bỉm cho bé một cách đơn giản và hiệu quả.
Khi nào có thể tập bỏ tã (bỉm) cho bé
Ngoài việc tập đánh răng cho bé với các sản phẩm kem đánh răng chất lượng, mẹ cũng có thể bắt đầu tập bỏ bỉm cho bé khi bé được khoảng 18 tháng tuổi, tuy nhiên một số bé có thể bắt đầu muộn hơn, khoảng 3 tuổi. Khi bé có những dấu hiệu sau đây, thì mẹ có thể bắt đầu quá trình tập bỏ bỉm cho bé:
- Bé có khả năng tự ngồi xuống và đứng lên dễ dàng.
- Bé hiểu và làm theo lời mẹ.
- Bé có khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ liên quan đến vệ sinh như: tè, ị, xixi,… hoặc một dấu hiệu riêng mà ba mẹ đã quy định khi bé muốn đi vệ sinh.
- Bé biết sử dụng bô ghế ngồi và ngồi lâu cho đến khi đã đi vệ sinh xong.
- Nếu tã (bỉm) của bé vẫn khô trong khoảng 2 tiếng, đó cũng là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập cho bé bỏ bỉm.
Cách tập bé bỏ bỉm vào ban ngày
Chú ý thời điểm bé đi vệ sinh
Thường thì các bé từ 2 - 3 tuổi cần đi tiểu mỗi 2 - 3 tiếng một lần, mẹ nên chú ý và dẫn bé đi vệ sinh khi cần. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể nhận biết khi bé muốn đi vệ sinh dựa trên biểu hiện của bé. Khi nhận ra điều này, hãy dẫn bé đi vệ sinh ngay để tránh bé tè dầm.
Mua những chiếc quần mà bé ưa thích
Khi đến cửa hàng mua đồ cho bé sơ sinh, mẹ nên đưa bé theo và chọn những chiếc quần lót trẻ em có màu sắc và hoạt tiết mà bé yêu thích. Khi mặc những chiếc quần mà bé thích, bé sẽ không muốn làm chúng ướt.
Combo 3 quần chip bé gái Canifa 1US21A001-FW205 được thiết kế với họa tiết dễ thương và đáng yêu.
Tạo điều kiện cho bé đi vệ sinh
Việc tạo môi trường thuận tiện cho bé là rất quan trọng. Mẹ có thể chuẩn bị các chiếc bô có hình ảnh bé yêu thích hoặc nếu bé muốn đi vệ sinh trong nhà vệ sinh thì hãy chuẩn bị ghế lót toilet trẻ em Inochi Notoro dành cho bé.
Hơn nữa, mẹ cũng có thể trang trí thêm những họa tiết đáng yêu, dễ thương trong nhà vệ sinh để khiến bé cảm thấy vui vẻ và muốn vào nhà vệ sinh.
Bô em bé KuKu KU1015 có hình dáng giống chiếc xe và được trang trí với họa tiết dễ thương
Tập 'xi tè' cho bé
Khi tập 'xi tè', mẹ nên sử dụng các từ ngữ hoặc mô tả cho bé biết cách sử dụng bô để đi vệ sinh như bô bô, đái đái, ị ị,… để bé hiểu và biểu hiện muốn đi vệ sinh trước khi ngồi xuống bô. Sau đó, mẹ nên chuẩn bị bô cho bé ngồi vài phút sau khi bé thức dậy, sau khi uống nước hoặc khi bé cảm thấy cần đi vệ sinh.
Tặng bé một vài lời khen ngợi khi bé đi vệ sinh bằng bô
Tạo thói quen cho bé gọi người thân khi cần đi vệ sinh
Trong giai đoạn 2 - 3 tuổi, bé đã có khả năng tỏ ra cảm xúc của mình với bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy tạo thói quen cho bé biết khi muốn đi vệ sinh thì hãy gọi ba mẹ hoặc anh chị để giúp bé đi ị hoặc đi tiểu. Nhờ điều này, bé sẽ không phải mặc bỉm cả ngày.
Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho bé
Cơ thể con người là một cỗ máy hoạt động hiệu quả nhờ vào việc xây dựng thói quen hàng ngày. Và trẻ em cũng không phải ngoại lệ, vì vậy, ba mẹ hãy tạo cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
Để xây dựng thói quen này, mẹ có thể dẫn bé đi vệ sinh vào những thời điểm cố định như sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, sau bữa ăn, sau giấc ngủ trưa,… Dần dần, bé sẽ quen với lịch trình này, không còn tình trạng tè dầm và quá trình cai bỉm cũng trở nên dễ dàng hơn.
Xây dựng thói quen cho bé đi tè sau khi thức dậy
Hướng dẫn cách cho bé bỏ bỉm vào buổi tối
Xác định thời điểm phù hợp để bé bỏ bỉm ban đêm
Thường thì khi bé đạt độ tuổi từ 3.5 đến 4 tuổi, mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé bỏ bỉm vào ban đêm.
Các bước thực hiện để bé từ bỏ bỉm vào buổi tối
Điều 1: Trước khi bé đi ngủ 2 tiếng, mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước hoặc sữa.
Điều 2: Trước khi bé đi ngủ, mẹ giúp bé đi vệ sinh và có thể cho bé mặc bỉm hoặc không.
Mẹ giúp bé đi vệ sinh trước khi bé đi ngủ 2 tiếng
Không nên la mắng bé khi bé tè dầm
Thói quen tập bỏ bỉm dán cho trẻ sơ sinh yêu cầu một khoảng thời gian, vì thế cha mẹ cần kiên nhẫn và không nên quát mắng con khi con tè dầm. Điều này giúp con cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng kiểm soát hơn việc bài tiết của mình. Thay vào đó, hãy đồng cảm và khen ngợi con khi con tự gọi cha mẹ khi 'buồn' hoặc tự đi vệ sinh.
Cha mẹ nên đồng cảm thay vì quát mắng con khi con tè dầm