Devon - một minh chứng rõ ràng cho thế hệ Gen Z, họ chọn làm việc ít nhất có thể để bảo toàn tâm trí cho đam mê của mình.
Google - một trong những ông lớn của ngành công nghệ, đặc biệt hậu hĩnh trong việc trả lương cho nhân viên. Một bảng lương rò rỉ từ tháng 7 cho thấy các kỹ sư phần mềm ở Google có mức lương cơ bản lên tới 718.000 USD cho nhân viên ở cấp bậc 7.
Ở Google, có lẽ là nơi duy nhất mà lương cao không đồng nghĩa với áp lực công việc lớn. Đặc biệt, kỹ sư phần mềm Devon, 20 tuổi, với thu nhập lên tới 150.000 USD/năm (khoảng 3,5 tỷ đồng), chỉ làm việc một vài giờ mỗi tuần.
Làm việc mỗi ngày một giờ mà không ai biết
Ngày của Devon khá thoải mái. Anh thức dậy vào 9 giờ sáng, chuẩn bị bữa sáng, làm việc cho công ty của mình đến 11 giờ sáng hoặc trưa. Thời gian còn lại, Devon tập trung cho công việc cá nhân.
Với mức lương hàng tuần trên 2.000 USD, tức hơn 8000 USD/tháng, Devon chỉ cần làm việc khoảng 1 giờ/ngày và ít khi đến văn phòng Google, mặc dù điều này là bắt buộc.
Thực tế, Devon đã áp dụng những chiêu trò để làm cho cấp trên tin rằng anh ta làm việc chăm chỉ. Mặc dù Google yêu cầu ghi lại số giờ làm việc, nhưng không ai nhận ra rằng Devon chỉ làm việc 5 tiếng mỗi tuần và vẫn hoàn thành công việc một cách xuất sắc để tránh bị kiểm tra chặt chẽ.
Ví dụ, Devon thường bắt đầu tuần bằng cách lập trình một phần lớn của nhiệm vụ được giao trước khi gửi nó cho quản lý. Nếu có ai đó bắt đầu nghi ngờ, anh ta sẽ gửi một đoạn mã mà anh đã chuẩn bị từ trước.
Điều này đảm bảo công việc của Devon tại Google diễn ra suôn sẻ trong thời gian còn lại của tuần mà không gây ra sự nghi ngờ từ phía quản lý. Có lần, Devon thậm chí còn du lịch tới Hawaii trong một tuần mà không cần xin nghỉ phép.
Devon cũng xem mình là một trong hàng ngàn nhân viên công nghệ được trả tiền để không làm gì cả. Trong thời gian bùng nổ kinh doanh trong đại dịch COVID-19, các công ty như Meta, Google và Salesforce đã 'tuyển trước nhu cầu'.
Theo đó, các công ty công nghệ lớn sẽ cố gắng thu thập càng nhiều nhân sự càng tốt, nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một số hệ quả không mong muốn.
Ở Google, lãnh đạo chỉ cố gắng mua chuộc tất cả những người có thể để họ không chuyển sang công ty khác và phát triển sản phẩm cạnh tranh.
Khi Google sa thải 12.000 nhân viên vào tháng 1, CEO Alphabet Sundar Pichai viết rằng công ty đang thích ứng với một thực tế kinh tế mới và sẽ tập trung vào việc tuyển dụng các vai trò quan trọng trong tương lai.
Tại sao nhân sự Gen Z không tập trung toàn tâm vào công việc?
Dù có căng thẳng từ các đợt sa thải và sụt giảm doanh số bán hàng trong ngành công nghệ, nhiều người được tuyển dụng vẫn không có nhiều việc để làm. Sự tự do đó đã khiến một số như Devon, quyết định mở rộng giới hạn bên ngoài.
'Tôi muốn tìm thứ gì đó mà tôi có nhiều thời gian hơn cho bản thân, vì vậy tôi đã đến Google,' chàng trai 20 tuổi giải thích.
Cơ bản, Devon là biểu hiện điển hình của thế hệ Gen Z, họ thường làm việc ở mức tối thiểu để dành thời gian cho đam mê của mình. Trong trường hợp của Devon, anh muốn tận hưởng thời gian rảnh rỗi và dành một ngày làm việc 8 tiếng cho startup mà anh xây dựng cùng một người bạn.
Lý giải cho thái độ 'ăn cắp thời gian' của mình, Devon khẳng định anh không muốn làm việc chăm chỉ sau khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp làm việc đến khuya nhưng không được thăng tiến tại Google.
'Chăm chỉ không đồng nghĩa với thăng chức', Devon nói. 'Nếu muốn làm việc nhiều giờ, tôi sẽ làm việc ở một startup. Hầu hết mọi người chọn Google vì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cùng những lợi ích đi kèm'.
Sự xuất hiện của làm việc từ xa cung cấp nhiều sự tự do hơn cho nhân viên như Devon, những người muốn làm nhiều hơn để tối đa hóa thu nhập. Một báo cáo mới từ Monster cho thấy hầu hết những người làm nhiều hơn một công việc toàn thời gian là vì cần trang trải chi phí sinh hoạt.
Devon là một trường hợp đặc biệt. Coder này đã kiếm đủ tiền để sống qua ngày, nhưng vẫn đang chờ đợi thời gian để tự lập mà không cần phải làm thêm việc. Anh ta cũng không lo lắng quá nếu bị phát hiện về các mánh khóe của mình và bị sa thải.
'Nếu tôi bị sa thải từ Google, tôi vẫn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp đủ để trả tiền nhà trong một năm và tìm việc mới', Devon nói.
Thú vị là, mặc dù đã lên kế hoạch rời Google để tập trung vào startup của mình, Devon vẫn dự định quay lại nếu thất bại, bởi Google vẫn có chính sách tái tuyển dụng cựu nhân viên.
Tham khảo Fortune