Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời và tám hành tinh quay quanh nó, bao gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương. Khi bạn hiểu rõ kích thước và thứ tự của các hành tinh thì việc vẽ hệ Mặt Trời trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là một cách tuyệt vời để tìm hiểu về đặc tính của các thiên thể và chia sẻ không gian với Trái Đất. Bạn cũng có thể vẽ hệ Mặt Trời theo tỷ lệ bằng cách thu nhỏ khoảng cách giữa các hành tinh và Mặt Trời.
Các bước
Vẽ Mặt Trời và các hành tinh

Vẽ Mặt Trời gần bên trái trang giấy. Mặt Trời là thiên thể lớn nhất trong hệ Mặt Trời, vì vậy bạn nên vẽ một vòng tròn lớn để đại diện cho Mặt Trời. Sử dụng màu cam, vàng và đỏ để miêu tả các chất khí nóng của Mặt Trời. Đừng quên để lại không gian đủ để vẽ tất cả các hành tinh.
- Mặt Trời chủ yếu được tạo thành từ khí heli và hydro thông qua quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân.
- Bạn có thể vẽ Mặt Trời bằng tay hoặc sử dụng compa hoặc các vật dụng khác theo hình tròn.

Bí quyết Vẽ Sao Thuỷ Vẽ sao Thuỷ về phía bên phải Mặt Trời. Sao Thuỷ là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời và gần Mặt Trời nhất. Bạn sẽ vẽ sao Thuỷ bằng một vòng tròn nhỏ (nhớ là nó phải nhỏ hơn các hành tinh còn lại mà bạn sẽ vẽ), và tô màu xám đậm.

Bí quyết Phác Thảo Sao Kim Phác thảo một vòng tròn lớn bên phải Sao Thuỷ để tượng trưng cho Sao Kim. Sao Kim là hành tinh thứ hai gần Mặt Trời và lớn hơn Sao Thuỷ. Tô màu Sao Kim với các tông màu vàng và nâu khác nhau.
Bí quyết Vẽ Trái Đất Vẽ Trái Đất về phía bên phải Sao Kim. Trái Đất và Sao Kim có kích thước xấp xỉ nhau (đường kính của Sao Kim chỉ nhỏ hơn Trái Đất 5%), vì vậy bạn sẽ vẽ Trái Đất chỉ nhỉnh hơn một chút so với Sao Kim mà bạn vừa vẽ. Tô các lục địa bằng màu xanh lá cây và màu xanh dương cho đại dương.

Bí quyết Vẽ Sao Hoả Thêm một vòng tròn nhỏ hơn bên phải Trái Đất để tượng trưng cho Sao Hoả. Sao Hoả là hành tinh nhỏ thứ nhì trong hệ Mặt Trời, vì vậy bạn hãy vẽ nó hơi lớn hơn Sao Thuỷ nhưng nhỏ hơn Sao Kim và Trái Đất. Tô màu đỏ và nâu để Sao Hoả có màu sắt gỉ.

Bí quyết Vẽ Sao Mộc Vẽ một vòng tròn lớn bên phải Sao Hoả để làm Sao Mộc. Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, do đó bạn sẽ vẽ một vòng tròn to hơn tất cả các hành tinh trước đó; chỉ cần nhớ vẽ vòng tròn này nhỏ hơn Mặt Trời, vì Mặt Trời có đường kính lớn gấp 10 lần Sao Mộc. Tô màu Sao Mộc bằng màu đỏ, cam và nâu để thể hiện các hoá chất khác nhau trong khí quyển của hành tinh này.
Did you know? Màu sắc của Sao Mộc có thể thay đổi theo thời tiết. Những trận bão lớn trong bầu khí quyển đưa các hoá chất và vật chất bị che phủ lên bề mặt và làm thay đổi màu sắc của hành tinh.

Bí quyết Vẽ Sao Thổ Vẽ sao Thổ bên phải Sao Mộc bằng một vòng tròn nhỏ hơn có một vành đai. Sao Thổ nhỏ hơn Sao Mộc nhưng lớn hơn tất cả các hành tinh còn lại trong hệ Mặt Trời, thể nên bạn hãy vẽ lớn hơn 4 hành tinh đã vẽ. Tô màu sao Thổ và vành đai bằng màu vàng, xám, nâu và cam.

Bí quyết Phác Thảo Sao Thiên Vương Phác thảo sao Thiên Vương bên phải sao Thổ. Sao Thiên Vương là hành tinh lớn thứ ba của hệ Mặt Trời, vì vậy bạn cần vẽ vòng tròn nhỏ hơn Sao Mộc và Sao Thổ nhưng lớn hơn tất cả các hành tinh đã vẽ. Sao Thiên Vương chủ yếu cấu thành từ băng đá, do đó bạn hãy tô màu xanh dương nhạt.

Bí quyết Vẽ Sao Hải Vương Vẽ sao Hải Vương bên phải sao Thiên Vương. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và cuối cùng trong hệ Mặt Trời (Sao Diêm Vương trước đây từng được xem như là hành tinh thứ chín, nhưng nó đã được xếp loại lại như một hành tinh lùn). Đây là hành tinh lớn thứ tư trong hệ Mặt Trời, vì vậy bạn cần vẽ nhỏ hơn Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, nhưng lớn hơn các hành tinh còn lại. Tô màu xanh thẫm cho sao Hải Vương.

Bí quyết Phác Thảo Đường Quỹ Đạo Phác thảo các đường quỹ đạo của từng hành tinh để hoàn tất bức vẽ. Mỗi hành tinh trong hệ Mặt Trời đều quay xung quanh Mặt Trời. Để mô tả hiện tượng này, bạn hãy vẽ một đường cong xuất phát từ đầu trên và đầu dưới của từng hành tinh. Kéo dài các đường cong này về phía Mặt Trời và ra ngoài cạnh của trang giấy để thể hiện rằng các hành tinh này di chuyển xung quanh Mặt Trời.
Thu nhỏ bản đồ của hệ Mặt Trời

Chuyển đổi khoảng cách thành đơn vị thiên văn (AU) Để hiển thị chính xác khoảng cách giữa các hành tinh và Mặt Trời, chúng ta cần chuyển đổi khoảng cách sang đơn vị thiên văn trước. Ví dụ: Khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Mộc là 5.2 AU (Astronomical Units).

Chọn tỷ lệ vẽ Bạn có thể sử dụng tỷ lệ 1 centimet = 1 AU hoặc 1 inch = 1 AU. Lưu ý rằng, tỷ lệ càng lớn thì tờ giấy vẽ cần phải càng lớn.
Lời khuyên: Trên khổ giấy tiêu chuẩn, bạn có thể sử dụng tỷ lệ 1 centimet = 1 AU.

Chuyển đổi các khoảng cách Nhân từng khoảng cách tính theo AU với tỷ lệ bạn chọn. Ví dụ: Nếu tỷ lệ của bạn là 1 centimet = 1 AU, thì sao Hải Vương sẽ cách Mặt Trời 30.1 centimet trong bức vẽ.

Vẽ hệ Mặt Trời theo tỷ lệ Bắt đầu vẽ Mặt Trời trên giấy, sau đó sử dụng thước đo để đánh dấu các khoảng cách thu nhỏ từ Mặt Trời tới mỗi hành tinh. Sau khi đánh dấu xong, bạn có thể vẽ các hành tinh tại các điểm đã đánh dấu.
Danh sách vật phẩm
-
Giấy
-
Bút chì
-
Bút chì màu
-
Compa (tuỳ ý)