Ráy tai là chất sáp tự nhiên được sản sinh trong tai của mỗi người. Dọn sạch ráy tai là điều quan trọng để đảm bảo tai sạch sẽ và an toàn cho em bé. Bạn đã biết cách vệ sinh tai cho em bé sơ sinh chưa?
Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm sạch tai cho em bé.
Ráy tai hình thành như thế nào?
Ráy tai hình thành ở phần giữa giữa dái tai và màng nhĩ của tai giữa - Nguồn: istockphoto
Ráy tai là sản phẩm tự nhiên của ống tai ngoài, nằm giữa dái tai và màng nhĩ của tai giữa. Mặc dù có vẻ như là một chất thải sinh học không cần thiết, nhưng nó lại có nhiều công dụng như:
Có cần phải làm sạch ráy tai của bé thường xuyên không?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị không nên làm sạch ráy tai cho trẻ tại nhà bằng tăm bông hoặc thuốc nhỏ tai. Các bác sĩ đề xuất rằng nếu ráy tai không gây đau hoặc tắc nghẽn ống tai, cha mẹ không cần phải làm sạch tai.
Cha mẹ chỉ cần
Làm sạch tai cho em bé sơ sinh bằng khăn mềm ngâm nước ấm - Nguồn: istockhoto
Tuy nhiên, nếu có quá nhiều ráy tai ở em bé sơ sinh có thể dẫn đến tắc nghẽn ống tai, gây đau.
Nguyên nhân gây ra sự tích tụ ráy tai ở trẻ
Có một số nguyên nhân phổ biến gây ra sự tích tụ ráy tai ở em bé sơ sinh:
- Nguyên nhân gây ra sự tích tụ ráy tai ở trẻ: Khoảng 5% trẻ em bị tiết ráy tai quá mức, có thể gây tích tụ nhiều ráy tai hơn bình thường.
- Đẩy các dị vật vào trong ống tai: Thói quen đưa các dị vật vào trong ống tai của trẻ sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn.
- Liên tục đưa ngón tay vào ống tai: Ống tai của trẻ khá nhỏ và hẹp. Thường xuyên đưa ngón tay vào bên trong có thể cuốn ráy tai vào trong. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không dùng ngón tay để làm sạch tai cho trẻ và không khuyến khích trẻ thò ngón tay vào tai.
- Sử dụng nhiều máy trợ thính hoặc nút tai: Máy trợ thính và nút tai chặn lối vào của ống tai, khiến ráy tai không bị rụng. Nếu trẻ đeo máy trợ thính hoặc nút tai trong vài giờ một ngày, bé có thể có nguy cơ hình thành ráy tai cứng.
- Sử dụng tăm bông: Tăm bông ngoáy tai không phải là cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng loại tăm bông để ngoáy tai vì có thể đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai, khiến ráy tai bị kẹt và gây kích ứng cho chính ống tai.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang có nhiều ráy tai
Trẻ thường có thể chỉ vào tai của mình để chỉ ra rằng có điều gì đó không ổn. Ráy tai có thể cứng lại và gây ra cảm giác có vật gì đó mắc kẹt trong ống tai. Ráy tai có thể gây tắc nghẽn ống tai gây vấn đề về thính giác cho trẻ.
Nếu tình trạng tích tụ ráy tai rất nghiêm trọng, cha mẹ để ý sẽ thấy một chút ráy tai cứng dính ra từ ống tai của trẻ. Trẻ quấy khóc, ôm đầu vì ráy tai tích tụ khá nhiều làm trẻ khó chịu.
Nếu ráy tai quá cứng và dày sẽ gây áp lực lên màng nhĩ, tạo ra các biến chứng nặng hơn với trẻ. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở để chữa trị kịp thời và đúng cách.
Tác động của ráy tai đối với trẻ sơ sinh
Thường thì, ráy tai sẽ tự di chuyển ra ngoài và tự rụng đi với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ráy tai cứng và nằm sâu trong ống tai có thể gây ra cho trẻ cảm giác ngứa, đau tai, thiếu thính giác và ù tai,...
Việc làm sạch tai cho trẻ hiệu quả và an toàn cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn để tránh những vấn đề không may xảy ra.